Căn cứ nghị định 108/2006/NĐ - CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư và một số nghị định khác của Chính phủ, các tỉnh Tây Nguyên ban hành chính sách ưu đãi đầu tư, cụ thể là:
- Ưu đãi về thuế nhập khẩu máy móc thiết bị: miễn thuế cho các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư trên toàn bộđịa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
- Tiền thuê đất: đối với lĩnh vực ưu đãi đầu tư: khu vực thành phố Kontum, Pleiku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt miễn thuế 3 năm; lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư: miễn thuế 7 năm.
Tại thành phố Bảo Lộc: khu vực ưu đãi đầu tư miễn thuế 11 năm; khu vực không ưu đãi đầu tư miễn thuế 7 năm; khu vực đặc biệt ưu đãi đầu tư miễn thuế 15 năm.
Đối với các huyện, thị xã khác: miễn suốt thời gian thực hiện dự án cho khu vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; miễn 15 năm cho khu vực ưu đãi đầu tư.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế văn hóa, thể thao, môi trường được miễn thuế 4 năm và giảm 50% trong 5 năm. Đối với đầu tư tại các Thành phố Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt được miễn thuế 4 năm và giảm 50% trong 9 năm đối với đầu tư tại Thành phố Bảo Lộc và các huyện, thị xã khác.
Đối với doanh nghiệp thành lập mới trong các lĩnh vực sản xuất phần mềm, công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển Công nghệ, nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, sân bay, nhà ga và cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng: được chịu thuế suất 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế trong vòng 4 năm và giảm 50% trong 9 năm.
Trong các tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư khá thông thoáng, phù hợp các nghị định của Chính phủ, như trong đào tạo nghề tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo cho lao động phổ thông, hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo bậc 2 trở lên. Quy định số 87/2004/QĐ-UB ban hành ngày 18/5/2004 của UBND tỉnh thì gửi lao động đi học nghề trong nước với số lượng 10 lao động
trở lên/năm, thời gian đào tạo từ 1 tháng trở lên được hỗ trợ từ 90-200.000 đồng/người/tháng thời gian không quá 24 tháng.
Vì vậy giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.415 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1991-2000. Trong đó vốn đầu tư nhà nước là 10,4%, vốn ngân sách nhà nước 42,9%, vốn doanh nghiệp nhà nước và doanh nhân là 46,7%.
Thực hiện thu hút đầu tư cho toàn xã hội và điều chỉnh các chính sách quản lý, các tỉnh Tây Nguyên có sự cải thiện đáng kể về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong đó xếp hạng năm 2009. Bảng 2.8: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2008-2010 2008 2009 2010 Stt Tỉnh Số liệu Xếp hạng Số liệu Xếp hạng Số liệu Xếp hạng 1 Lâm Đồng 48.10 37 52.93 37 58.26 37 2 Đăk Lăk 53.33 16 57.37 16 57.20 33 3 Kon Tum 41.94 33 54.28 33 57.01 33 4 Gia Lai 50.82 21 56.01 21 53.45 21 5 Đăk Nông 41.01 17 46.96 147 48.91 1
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) [51].
Đến năm 2008 toàn vùng thu hút được trên 1000 dự án đầu tư trong nước với số vốn 128 nghìn tỷ, trong đó thuỷđiện chiếm tỷ trọng lớn. Toàn vùng thu hút được 138 dự án FDI, chiếm 1,3% so với cả nước; tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 737 triệu USD chiếm 0,45% của cả nước. Cơ cấu thu hút đầu tư giữa các tỉnh Tây Nguyên chênh lệch khá xa, nhất là Lâm Đồng với các địa phương còn lại, với 68% về dự án và 64% vốn đầu tư đăng ký. Giai đoạn 2005-2008, toàn vùng đã huy động và giải ngân được lượng vốn đầu tư 74.181 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư ngân sách nhà nước đạt khoảng 25.341 tỷđồng chiếm 34% [4].
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức thành công diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên tại Buôn Ma Thuột ngày 5/9/2009. Các tỉnh Tây Nguyên công bố các dự án kêu gọi vốn đầu tư cùng với nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng cho các nhà đầu tư, cụ thể:
- Tỉnh Kon Tum công bố 20 dự án với tổng vốn đầu tư là 4.671 tỷ đồng, trong đó có 07 dự án đầu tư vào du lịch với số vốn đầu tư là 622 tỷđồng chiếm 13% tổng vốn đầu tư.
- Tỉnh Gia Lai với 22 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1.556 tỷđồng, trong đó có 04 dự án đầu tư vào du lịch, với số vốn đầu tư là 717 tỷđồng, chiếm 46% tổng số vốn đầu tư.
- Tỉnh Đăk Lăk với 27 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1.668 tỷ đồng, trong đó có 6 dự án kêu gọi đầu tư vào du lịch với 770 tỷđồng, chiếm 46% tổng số vốn đầu tư.
- Tỉnh Đăk Nông với 30 dự án, tổng vốn đầu tư là 2.781 tỷđồng, trong đó có 07 dự án vào du lịch, với vốn đầu tư là 586 tỷđồng, chiếm 21% tổng số vốn đầu tư.
- Tỉnh Lâm Đồng với 23 dự án, tổng mức đầu tư là 13.948 tỷ đồng, trong đó kêu gọi đầu tư vào du lịch là 03 dự án, với vốn đầu tư là 520 tỷđồng.
Như vậy năm 2009, toàn vùng Tây Nguyên kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực là 29.305 tỷđồng, trong đó có 3.215 tỷđồng đầu tư vào các dự án du lịch. [4].
Quyết định 25/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép Tây Nguyên được áp dụng một số chính sách đặc thù: hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương tối đa không qua 70 tỷ đồng cho việc đầu tư khu công nghiệp đối với các địa phương đáp ứng tiêu chí của Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004; hỗ trợđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không quá 6 tỷ đồng/cụm và không qúa 70 tỷ đồng cho một tỉnh đến năm 2010; hỗ trợ 100% vốn đối ứng các dự án ODA do địa phương quản lý đối với các dự án đáp ứng điều kiện
hỗ trợ của Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ.