Xu hướng phát triển của du lịch thế giới 116 

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 129 - 130)

Xu thế phát triển du lịch thế giới vẫn tiếp tục tăng tốc, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành kinh tế, trong đó đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực giàu tiềm năng là Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2010 khu vực này sẽ chiếm 22,08% thị trường du lịch thế giới với 1.006 triệu lượt khách, trong đó các nước Đông Nam Á (ASEAN ) chiếm đến 34% lượng khách và 38% thu nhập của khu vực thị trường Đông Nam Á - Thái Bình Dương, đến năm 2020 số khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽđạt con số 1,6 tỷ người, đem lại nguồn thu nhập 2000 tỷ USD cho ngành du lịch thế giới. Với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thế giới là 4,3% về du khách và 6,7% về thu nhập ngoại tệ [77].

Phương tiện vận chuyển được hoàn thiện, nhất là vận chuyển khách bằng đường hàng không. Với các chủng loại máy bay ngày càng hiện đại, tàu cao tốc chạy trên đệm không khí với vận tốc 300 km đến 500 km/giờ, với các “thuyền bay” trên biển với vận tốc trên 100 hải lý/giờ. Du khách từ Hồng Kông sang Ma Cao hay ngược lại bằng “thuyền bay” vượt biển chỉ mất khoảng 30 phút trên chặng đường 50 km. Với các loại phương tiện này, du khách có nhiều thời gian dành cho tham quan, nghỉ dưỡng và phục hồi sức khoẻ.

Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi. Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho dịch vụ cơ bản (ăn, uống, vận chuyển…) chiếm phần lớn. Hiện nay thì tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ (mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham quan giải trí…) tăng lên. Nhiều nhà kinh tế học trên thế giới đã tổng kết tỷ trọng trước đây là 7/3 thì nay lại là 3/7, điều này có nghĩa là trước đây du khách dành cho ăn, ở, đi lại là 7 phần và nay chỉ còn 3 phần và ngược lại.

Khách du lịch chỉ sử dụng một phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch, họ không mua chương trình du lịch trọn gói, nhất là khách châu Âu. Vì theo phương thức này, khách được hoàn toàn tự do trong chuyến đi, không phụ thuộc

vào người khác. Họ được quyết định những vấn đề như ăn ngủ, thời gian lưu lại…và tiết kiệm hơn trong suốt chuyến đi du lịch vì không phải trả các phí dịch vụ cho các tổ chức du lịch.

Du lịch nội địa cũng sẽ phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á, Mỹ La tinh, Trung Đông và châu Phi với tỷ lệ du lịch nội địa có thể cao gấp 8-10 lần du lịch quốc tế về số lượng và du khách cao gấp 3 đến 4 lần về số thu nhập trên phạm vi toàn thế giới. Hướng đi ưu tiên của du khách quốc tế là đến các quốc gia lân cận trong vùng, kế tiêp là đến các quốc gia ngoài vùng có mối quan hệ lâu đời và sau hết là đến các vùng xa xôi khác trên thế giới. Những loại du lịch dã ngoại, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch tập thể, du lịch sinh thái, du lịch phiêu lưu mạo hiểm, du lịch văn hoá… sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ XXI.

Quá trình quốc tế hóa và hợp tác hoá trong du lịch cũng diễn ra nhanh chóng thông qua các hiệp định về miễn thị thực xuất, nhập cảnh giữa các quốc gia, các sản phẩm du lịch và các tiện nghi phục vụ. Các quốc gia sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm phối hợp quảng cáo, tổ chức nối kết các tour liên vùng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)