Xu hướng phát triển du lịch vùng châu Á-Thái Bình Dương và Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 130 - 135)

Dương và Vit Nam đến năm 2020 và tm nhìn đến năm 2030

Đây là khu vực được UNWTO dự báo khá lạc quan với tốc độ tăng trưởng du khách đến thăm bình quân 8.2%/năm, sẽ đạt 438 triệu du khách vào năm 2020, trong đó du khách đến từ các quốc gia trong vùng chiếm 83%. Du khách quốc tế xuất phát từ vùng Đông Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽđạt 245 triệu du khách vào năm 2010, chiếm thị phần 23.4% thị trường du lịch thế giới [91]. Hướng đi ưu tiên của du khách trong vùng vẫn là thăm quan danh lam thắng cảnh kết hợp thăm thân nhân trong nước, kế tiếp sẽ sang các nước lân cận và cuối cùng đến vùng xa xôi khác.

Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam: Là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam đang hoà nhập với xu thế phát triển của thế giới. Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, chính trị và tài nguyên du lịch.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế vềđiều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sửđáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [21].

“Toàn bộ hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng hình quân 7-8%/năm và đến 2020 chiếm 42-43% GDP, 26-27% tổng số lao động” [21].

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng định hướng: “Phát triển nhanh khu vực dịch vụđáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển quốc tếđể tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, phấn đấu đạt 7,7-8,2% năm”.

“Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [25].

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP là một hướng quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.

Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế… Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [26].

Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (trích Pháp lệnh du lịch 02/1999).

Xu hướng chi tiêu du lịch của người Việt Nam trong đầu thế kỷ XXI dự kiến gồm: du lịch nghỉ ngơi kết hợp với tín ngưỡng, tham quan, thăm thân nhân, bạn bè, du lịch lễ hội, nghỉ hè theo hình thức tập thể phát triển mạnh, du lịch giáo dục cho thanh thiếu niên, học sinh, du lịch cả gia đình bằng phương tiện ô tô riêng bắt đầu phát triển, du lịch công tác ra nước ngoài kết hợp với cổ động màu cờ sắc áo Việt Nam trong các cuộc tranh tài quốc tế sẽ phát triển mạnh. Dự kiến du khách nội địa sẽ đạt khoảng 25 triệu vào năm 2010 chiếm tỷ lệ khoảng 26% dân số, các điểm du lịch ưa thích là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Hội An, Hà Tây, Sa Pa, Đồ Sơn, Cửa Lò, Phú Quốc, Côn

Đảo…

Năm 2010, Việt Nam đón lượt khách quốc tế thứ 5 triệu; theo nhận định của UNWTO và PATA, Việt Nam được xếp vào danh sách điểm đến quốc gia phục hồi nhanh nhất sau suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao và đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường. Đến năm 2015 đón 7-8 triệu lượt khách quốc tế; 32-35 triệu lượt khách nội địa; thu nhập du lịch đạt từ 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% GDP; tạo 2,2 triệu việc làm, trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm 2020 phấn đấu đón 11-12 triệu lượt khách quốc tế; 45-48 triệu lượt khách nội địa; thu

nhập du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp [78].

Từ mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển trên, xu hướng phát triển du lịch Việt Nam được dự báo như sau:

- Tiếp tục mở rộng qui mô tăng trưởng về lượng trong nửa thập kỷ tới song song với quá trình chuyển dịch sang đầu tư mạnh về chiều sâu vào nửa thập kỷ tiếp theo. Tiếp tục ra đời nhiều sản phẩm mới, khu du lịch và công trình du lịch mới, được đầu tư mở rộng, nâng cấp đan xen nhiều công trình, sản phẩm có tầm cỡ, chất lượng có thương hiệu và có yếu tố liên kết toàn cầu.

- Lượng khách quốc tế và nội địa tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu thập kỷ, sau đó tiếp tục tăng nhẹ vào nửa thập kỷ tiếp theo. Khách du lịch ngày càng trở nên từng trải hơn, khách du lịch nội khối trở nên chiếm ưu thế.

- Sản phẩm du lịch tiến tới chuẩn hóa, đồng thời với quá trình dị biệt hóa, đa dạng hóa hướng tới nhu cầu các phân đoạn thị trường khác nhau. Yếu tố văn hóa và xu hướng du lịch về nguồn gắn với các giá trị lịch sử, giá trị di sản và giá trị môi trường sinh thái làm gia tăng giá trị cho sản phẩm du lịch thông qua yếu tố con người (trí thức, công nghệ) và đều trở thành yếu tố quyết định đến mục đích và sự khác biệt cho chuyến đi.

- Sản phẩm du lịch có thương hiệu được khẳng định, được kiểm soát chất lượng và được thông tin, quảng bá có địa chỉ tới các phân đoạn thị trường mục tiêu. Xúc tiến quảng bá du lịch dần trở thành yếu tố quyết định giá trị và định hướng tiêu dùng du lịch.

- Liên kết đa chiều trở nên phổ biến giữa các vùng địa phương, giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch với nhau và với tất cả các ngành, lĩnh vực liên quan.

- Công nghệ thông tin, truyền thông sẽ ngày càng ứng dụng hữu hiệu trong hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là lữ hành, phân phối trung gian, xúc tiến bán, đặt giữ chỗ trực tiếp.

Trong điều kiện bùng nổ du lịch như ngày nay thì nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và có xu hướng đi vào chiều sâu nhiều hơn. Họ không còn dừng lại ở nhu cầu ăn ở, đi lại tham quan bình thường mà phải được nâng lên ở tầm cao hơn, chất lượng hơn và tiện nghi hơn. Kiểu du lịch “cưỡi ngựa xem hoa” như chúng ta vẫn thường thực hiện sẽ phải nhường chỗ cho kiểu du lịch đi sâu vào tìm hiểu các tầng văn hóa nhân văn cùng với các nơi “sơn cùng thủy tận” của trái đất.

Trong tương lai, khách du lịch không chỉ đơn thuần muốn biết về các đặc trưng lịch sử, kiến trúc… của các công trình mà họ còn muốn được thưởng thức từng nét điêu khắc hội họa hay các thành tựu công nghệđã được sử dụng để làm ra nó. Du khách sẽ cảm thụ cái không khí thời đại ấy qua không gian, qua thời gian, qua từng viên gạch và các vật liệu xưa. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng giờ để ngồi chiêm ngưỡng từng vật phẩm công nghệ xưa.

Nhiều nhà xã hội học cho rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ sôi động của các hoạt động du lịch thám hiểm bao gồm các chuyến đi tới các con sông, suối, các đỉnh núi, vào sâu trong rừng già, hang động hoang mạc… Du lịch vào vũ trụ hay cưỡi tàu ngầm du lịch dưới đáy đại dương cũng sẽ là những xu hướng du lịch phát triển mạnh trong thế kỷ này. Theo tính toán, năm 2021 sẽ có khoảng 15.000 người đăng ký du lịch không gian mang lại doanh thu hơn 700 triệu USD cho các công ty du lịch (theo Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh số 5 - 2004).

Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, mà đặc biệt là hệ thống điện toán - mạng Internet mà du lịch trong tương lai sẽ tiện nghi hơn. Du khách chỉ cần “click” nhấp chuột vào màn hình máy vi tính đã nối mạng là có thể có ngay những thông tin cần thiết liên quan đến chuyến đi dự kiến, có thểđặt phòng, giữ chỗ máy bay, mua vé tham quan… chỉ trong vài giây mà không cần phải đi ra khỏi nhà. Ở các nước phát triển, họ đang ứng dụng mô hình kiốt tự phục vụ trong nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực hàng không và khách sạn sẽ là những đầu tàu. Với mô hình này, con người thoát khỏi những phiền hà, tiết kiệm thời gian.

Tóm lại, xu hướng du lịch của thế giới đang có những sự thay đổi cơ bản mà các nhà kinh doanh du lịch cần phải nghiên cứu để có thể thiết kế và đưa ra chào bán những sản phẩm du lịch phù hợp hơn. Một số xu hướng du lịch đang và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới mà chúng ta cần quan tâm là:

- Do thời gian rảnh rỗi nghỉ ngơi của con người tăng lên nên du khách có thể đi du lịch dài ngày hơn, đến những vùng đất xa xôi hơn, hoặc đến những nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng, chữa bệnh…

- Đối với một bộ phận lớn người lao động lại trở nên càng ngày càng bận rộn, họ không có đủ thời gian để thực hiện trọn vẹn một chuyến du lịch thì có xu hướng đi công tác kết hợp với du lịch. Họ có cơ hội đi nhiều nơi nên yêu cầu của nhóm người này là các chương trình du lịch ngắn ngày theo du lịch chuyên đề.

- Cuộc sống ngày càng hiện đại nên du khách vừa muốn được gần gũi với thiên nhiên vừa muốn được sống lại trong bầu không khí của cuộc sống xa xưa, tìm về nguồn cội nên họ có yêu cầu cao về tiện nghi vật chất, chất lượng phục vụ và vệ sinh nhưng không mang vẻ hiện đại.

- Du khách muốn được hòa mình vào thiên nhiên, tìm lại những nét văn hóa cổ xưa mà họđã vô tình đánh mất trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch điền dã sống cuộc sống của người dân bản địa… sẽđược ưa chuộng.

- Trong bất cứ chuyến du lịch nào đến bất cứ vùng nào, du khách cũng có nhu cầu được tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán và đời sống thực tế của người dân bản địa.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)