Phát triển du lịch bền vững là xu thế phát triển của du lịch thế giới, là quá trình tối đa hóa lợi ích kinh tế, không làm tổn hại đến tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Du lịch bền vững không thể tách rời phát triển bền vững.
Du lịch bền vững đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau.
Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp quốc tại Riode Janeiro năm 1992, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người, trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người.
- Đạt mục tiêu kinh tế làm đầu, ở việc gia tăng đóng góp của du lịch vào GDP địa phương.
- Đảm bảo tính công bằng xã hội trong phát triển, làm cho cộng đồng người dân được hưởng thụ.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa, sự phát triển của du lịch mang lại sự phồn thịnh cho nền kinh tếđịa phương.
- Tối đa hóa nhu cầu cần đáp ứng của du khách.
- Duy trì chất lượng môi trường: giảm thiểu ô nhiễm không khí, sự tàn phá tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa.
Phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển chú trọng trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Quan tâm đền phát triển kinh tế là khả năng duy trì kinh tế dài hạn và quá trình này mang lại tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, phát triển kinh tế không phải bằng bất cứ giá nào mà phải quan tâm đến công bằng xã hội và môi trường. Môi trường được hiểu hàm ý rất rộng. Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội là những yếu tố quan trọng tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo.
Trong nền kinh tế hiện đại, du lịch được gọi là “ngành công nghiệp không khói” với ý nghĩa là ngành du lịch bền vững đạt được 3 mục tiêu: hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về môi trường, hiệu quả về văn hóa - xã hội. Đó là ngành công nghiệp sạch gắn với các loại hình du lịch tương thích với du lịch bền vững, với các nguyên tắc phát triển dài hạn cân bằng với các mục tiêu về môi trường và xã hội.
Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu dài hạn, cần phải có chiến lược phát triển cân bằng, quan tâm đến toàn cục, phối hợp đồng bộ các doanh nghiệp du lịch, chính quyền, khách du lịch và cộng đồng bản địa. Ngày nay, phát triển du lịch bền vững là yếu tố không thể thiếu của phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
bền vững trên 3 trụ cột: kinh tế, môi trường và xã hội. Quá trình kinh doanh hướng tới tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo về môi trường, sinh thái và xã hội. Đó là quá trình phát triển cân bằng, không vì lợi ích kinh tế mà làm tổn hại đến môi trường và sự hưởng thụ của cộng đồng dân cư. Đạt được mục tiêu kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và duy trì chất lượng môi trường. Đó là ngành du lịch xanh, bền vững, “ngành công nghiệp không khói” mà nó được tôn vinh.