Thường hay bỏ vào nồi đất hay men, đậy vung, đun sôi 1530 phút Sau đó mới bỏ những vị thuốc có tinh dầu vào, nh trần bì, bạc hà, hương nhu tiếp tục đậy

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 29 - 31)

mới bỏ những vị thuốc có tinh dầu vào, nh trần bì, bạc hà, hương nhu... tiếp tục đậy kín vung, đun nhỏ lửa một lúc, chở nguội bắc ra, gạn lấy nước thuốc uống. Thuốc sắc

chỉ dùng để uống.

Với cách chế biến này thuốc có nhiều tạp chất, hàm lượng tinh dầu bị giảm đi nhiều, một số glucozit có thể bị thuỷ phân và thay đổi tác dụng của một số thuốc khác. Một số thành phần kháng sinh thảo mộc có thể bị mất tác dụng, các enzim bị phá huỷ.

IV. Làm bột

Dược liệu đã qua giai đoạn cắt nhỏ phơi khô, tiếp tục cho nghiền nhỏ trong các thuyền tán hay trong các máy nghiền ... rồi cho qua rây tuỳ mục đích và cách sử dụng thuốc. Bột thật nhỏ để chữa các bệnh ở niêm mạc mùi, mắt sẽ dùng dây cỡ lỗ 0,01-0,02 mm. Bột to hơn dùng đắp ngoài hay chế các dạng thuốc khác: hãm nấu cao

Ta có thể chế bột của một loại hay bột hỗn hợp của nhiều loại dược liệu.

Nếu lượng thuốc sử dụng ít dới 1 gram ta nên trộn thêm tá dược cũng ở dạng bột. Khi thuốc có mùi vị khó chịu, vật nuôi không chịu ăn, phải dựa vào đặc điểm của từng loại động vật mà thêm tá dược.

Đ. Làm viên

Tuỳ động vật nuôi, có thể làm viên to hoặc nhỏ. Dạng thuốc viên thường bao giờ cũng cho thêm tá dược.

1. Làm viên bằng phương pháp lắc thúng (viên tròn)

Đây là một phương pháp thủ công có tính độc đáo trong bào chế đông y.

Nguyên tắc của phương pháp lắc thúng là dùng nước hay nước thuốc loãng và bột gây một nhân nhỏ gọi là con viên sau đó cho bột thuốc bao dần vào xung quanh cho tới mức độ yêu cầu. Phơng pháp này thường áp dụng với những loại thuốc không có đường, mật hay ít đờng mật

Dụng cụ cần thiết cho phương pháp lắc thúng

Dụng cụ nghiền tán thuốc, rây các cỡ Nồi để nấu hay cô cao

Thúng lắc bằng giang hay cật tre, tốt nhất là thúng nhôm.

bút lông to dùng để vẫy nước vào viên trong quá trình lắc thúng.

chuẩn bị nguyên liệu làm viên

Những vị thuốc nào có thể nấu thành cao loãng thì nấu để làm chất dính. Vị nào có thể chế thành cao khô hay mềm đem nấu để tăng chất, giảm lượng viên. Vị nào tán thành bột cần tán thật nhỏ, mịn.

Nếu trong đơn không có vị thuốc nào để nấu cao lỏng, dính được thì mới cần dùng thêm tá dược dính.

Tá được cho thêm có tác dụng đệm (cho dễ làm viên) hoặc kích thích tiêu hoá. Với lợn và chó có thể sử dụng tá dược có cả 2 tác dụng này.

Trong khi dùng tá dược để kích thích sự ngon miệng ta phải chú ý đến các đặc điểm của từng loại gia súc. Ví dụ: với chó, lợn dùng chất ngọt như đường mật. Với ngựa dùng chất đắng mặn hay muối khoáng. Trâu bò dùng chất mặn hay chua mặn.

Lượng tá dược cho vào vừa phải, thờng trong các đơn thuốc không ghi rõ khối lợng cụ thể. Ta phải dự định cho thích hợp.

Trong đơn thuốc thờng ghi ký hiệu cho tá dược là G.S. (guantum satis) có nghĩa là cần bao nhiêu lấy bằng ấy.

Cách làm: Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu xong, bắt đầu làm viên. Quá trình

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 29 - 31)