Làm viên chính thức:

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 32 - 33)

Những hạt to còn lại trên sàng 3mm cho vào thúng lắc, sau vài phút lại cho thêm cao thuốc (nước dính) và bột thuốc vào lắc, cứ tiếp tục làm như trên hạt thuốc sẽ to dần. Hạt càng to thì lượng nước và bột thuốc cho vào mỗi lần lắc càng nhiều lên. Sau vài lần lắc ta lại sàng các hạt nhỏ ra để lắc thêm cho có kích thớc bằng hạt to trên sàng. Khi viên đủ kích thước yêu cầu cần sàng qua sàng để viên thuốc có kích thước không chênh lệch nhau quá nhiều.

Kích thước của viên thuốc:

Thường đối với đại gia súc mỗi viên nặng 2 -5 gr. Với chó và lợn mỗi viên nặng 0,1 – 0,5 gr.

Với gia cầm 0,1 – 0,3 gr. - Bao viên:

Khi viên thuốc đã có kích thước như ý, đa sấy hay phơi khô đạt độ ẩm cho phép. Sau đó sẽ tiến hành bao lại để giữ hương vị và chống ẩm giúp cho việc bảo quản. Việc bao viên còn làm chi thuốc có hình thức đẹp hơn. Chất dùng bao thuốc viên có thể là hoạt thạch, chu sa, thầu sa, hay những dược liệu đã chọn làm tá dược đem nấu thành cao nh ngải cứu, kim anh hoặc một loại bột thuốc mịn như bột hoài sơn. Với thuốc viên muốn có tác dụng ở ruột, tránh sự phá huỷ của dịch vị, cần bao nó bằng keratin hoặc salol.

Động tác bao viên cũng giống động tác lắc thúng. Sau khi bao xong, cần đem phải phơi hay sấy khô lại một lần nữa.

2. Trong điều kiện có máy dập viên

Thờng loại viên này áp dụng ở các xưởng bào chế, cơ quan nghiên cứu, sản xuất hàng loạt. Thuốc được nén dới dạng viên đĩa hoặc viên tròn với một số tá dược thuộc loại keo dính.

Phương pháp này được tiến hành như sau:

Dập viên đĩa: Như viên Berberin, Panmatin, Aspirin, tô mộc, xuyên tâm liên...hiện đang bán trên thị trường. Trước hết ta phải chuẩn bị nguyên liệu, nghiền

thuốc thành bột mịn, chuẩn bị tá dược. Có thể dùng bột nếp hay các bột dính khác. Tá dược thường dùng từ 15-20 % số lượng bột thuốc và dùng nó ở thể keo khô.

Kích thước mỗi viên tuỳ từng loại máy, thường mỗi viên nặng 0,5 gr trở xuống.

Viên tròn

Từ những mảnh nhỏ nói trên làm hạt gây con viên, ta cho vào một vo viên, máy này được nối với một hệ thống quay. Khi máy vo viên quay thì các con viên cũng quay vòng, theo vòng quay của máy. Trong quá trình quay ta cho thêm bột nguyên liệu làm thuốc và phun thêm nớc với một tỷ lệ thích hợp. Sau một thời gian quay ta có những viên thuốc tròn, mịn, chắc, đa ra phơi hoặc sấy khô đem bảo quản chu đáo.

Các dạng viên khác

Chế viên dạng “trứng” hoặc “đạn”.

Đây là loại thuốc dùng cho các cơ quan được che phủ bởi niêm mạc: tử cung, âm đạo, trực tràng...

Ví dụ: thuốc đạn đặt vào đường sinh dục cái, chữa viêm âm đạo, viêm tử cung. Đặt vào trực tràng, hậu môn để kích thích đánh trung tiện, loại trừ các khí độc khi bị chướng bụng đầy hơi.

Để điều chế loại này, người ta thường dùng dược liệu ở dạng tinh chế hoặc hoạt chất nguyên. Dược liệu được nghiền nhỏ, mịn, cộng thêm một số chất keo mềm, dễ tan ở nhiệt độ của cơ thể như gelatin, vazolin. Bảo quản thuốc trong tủ lạnh hay nơi mát mẻ. Khi dùng chỉ cần đặt vào nơi điều trị.

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 32 - 33)