Ay ký sinh trên cây cau: Làm thuốc cam răng, miệng cho trẻ em Rễ cau: Kích thích quá trình rụng trứng ở gia súc đa thai.

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 121 - 124)

- Rễ cau: Kích thích quá trình rụng trứng ở gia súc đa thai.

- Quả cau:

+ vỏ quả - Đại phúc bì: có tác dụng tiêu thung, lợi tiểu.

+ Hạt cau: Semen areca là thuốc ký sinh trùng đờng tiêu hóa. Hạt cau hình trứng có kích thớc 1,5 - 2cm. Mặt ngoài trơn bóng có nhiều vân nâu xẫm là do những lớp nội nhũ xếp cuộn lại. Phôi nằm ở chính giữa nội nhũ. Sau khi phơi khô hạt rắn chắc lại, nhăn theo những vân nâu sẫm.

3. Thành phần hóa học của hạt cau 1. Các ancaloit

Trong hạt cau có 4 ancaloit sau: arecolin, arecain, guvaxin và guvacolin.

Trong 4 ancaloit trên, arecolin là hoạt chất chính, trong hạt thường chiếm khoảng 0,1 - 0,5%.

2. Tanin

Tỷ lê tanin trong hạt già chiếm khoảng 15 -20% còn trong hạt non tỷ lệ cao hơn, có khi chiếm 70%.

3. Lipit

1/2

4. Các chất đường

Đường chiếm khoảng 2% Sacaroza, mantoza, galactoza và một số muối vô cơ. 4. Tác dụng dược lý

1. Của các ancaloit

Trong 4 ancaloit kể trên, đa số các tác giả đều cho rằng arecolin là hoạt chất chính còn các ancaloit khác chỉ là chất độn.

Với cơ thể ngời và gia súc: arecolin làm tăng cờng thần kinh phó giao cảm, làm co đồng tử mắt, tăng khả năng tiết nước bọt, tăng phần tiết các dịch của đường tiêu hóa, tăng nhu động dạ dày, ruột. Điều này có lợi cho việc tẩy ký sinh trùng đờng tiêu hóa. Liều quá cao arecalin, sẽ làm tê liệt thần kinh trung ơng. Gia súc có thể chết.

Arecolin với mầm bệnh: các loại ký sinh ở đờng tiêu hóa, dưới tác dụng của arecolin hay nước sắc hạt cau thần kinh của giun, sán bị tê liệt. Đặc biệt với các đốt đầu và các cơ bám, làm giun, sán bị tê liệt. Chúng mất khả năng bám vào niêm mạc ruột. Nhu động đường tiêu hóa của ký chủ tăng lên do tác dụng của arecolin. Vì vậy giun, sán bị tống ra ngoài theo phân.

Tác dụng tẩy của hạt cau phụ thuộc nhiều vào lợng thức ăn, nồng độ arecolin tự do ở trong đờng tiêu hóa.

2. Tác dụng của tanin

Trong hạt cau, ngoài các ancaloit kể trên, tanin có vai trò nh hoạt chất phụ. Nó có tác dụng phòng độc cho cơ thể bằng cách làm giảm khả năng hấp thu ancaloit. Đồng thời nó còn làm tăng nồng độ arecolin tự do ở đờng tiêu hóa, làm giun sán nhanh say, nhu động ruột tăng nhanh, dẫn tới hiệu quả tẩy cao, triệt để.

5. Liều lợng

Trâu, bò, ngựa :20 - 80gr Dề, lợn : 10 - 20gr Thỏ , gia cầm : 2 - 4 gr

6. ứng dụng

Điều trị giun, sán và ký sinh ở đờng tiêu hóa của gia súc và ngời. 1. Bê nghé ỉa phân trắng do bị giun đũa

2. Chữa ngời, chó, mèo, gà, bị sán dây. 7. Những bài thuốc kinh nghiệm 7. Những bài thuốc kinh nghiệm

Thực tế hay dùng hạt cau phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đ- ờng tiêu hóa

1. Cha phân trắng bê nghé Hạt cau : 30gr Hạt cau : 30gr

Diêm sinh : 20gr

Hạt cau ngâm vào trong nớc rồi nghiền nhỏ, trộn lẫn với vột diêm sinh cho bê nghé vào buổi sáng.

2. Chữa sán dây chó, mèo: Hạt cau : 6 g. Hạt cau : 6 g.

Hạt bí ngô : 100 g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiền nhỏ, trộn lẫn cho chó, mèo ăn

Chú ý: Nhân dân ta còn dùng hạt cau chữa kiết lỵ, viêm đờng tiêu hóa của gia súc và ngời. Còn dùng vỏ quả cau (Đại phúc bì) làm thuốc lợi tiểu chữa phù nề.

Cây thạch lựu

Thạch lựu căn, An thạch lựu Tên khoa học Punica granatum L.

Họ lựu Punicaceae.

(Puniens - màu đỏ, granatum - nhiều hạt. Tức cây có quả mầu đỏ, trong chứa nhiều hạt.

1. Mô tả và cây phân bố

Cây thân gỗ, cao 3 - 5m. Cây nhỏ, đôi khi có gai, nhỏ, mềm, mỏng, mép nguyên. Lá mọc so le hay hơi đối. Thậm chí có đôi chỗ lá mọc thành chùm.

Hoa lựu có về mùa hè, mầu đỏ tơi hay trắng bạch. Thờng có riêng từng hoa một, đôi khi có 3 hoa trên một chùm sim.

Quả to bằng nắm tay nhỏ, trên đầu còn 4-5 lá dài tồn tại. Vỏ dầy, khi xanh có mầu lục. Khi chín màu lốm đốm vàng đỏ. Trong quả có 8 ngăn chứa rất nhiều hạt màu hồng trắng hình 5 cạnh.

Lựu trồng bằng cách dâm cành. Nó đợc trồng ở khắp nơi, nhất là ở gia đình hay chùa chiền làm cảnh và lấy quả.

2. Thu hái và chế biến

Dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ, phơi hay sấy khô (Cortex granati) để trị ký sinh trùng. Vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium granati) thờng dùng chữa bệnh ở đờng tiêu hóa. Bóc vỏ cành vào mùa xuân, những ngày khô giáo để phơi khô dùng dần. Ngoài ra còn dùng quả, tuỳ thời gian thu hài, quả xanh lấy tanin, quả chín dùng thức ăn bổ xung vitamin và chất dinh dỡng.

3. Thành phần hoá học 1. Các ancaloid

Thờng ancaloit tập trung nhiều ở vỏ rễ. Để giữ cho cây không bị chết, thờng mỗi năm ngời ta bóc vỏ rễ ở một bên (gốc) của cây.

Ngời ta quy định tỷ lệ ancaloit toàn phần ít nhất phải là 2,5%. Tỷ lệ này trong cây lựu thay đổi tùy theo cách bón phân và chăm sóc. Bao giờ tỷ lệ ancaloit trong vỏ rễ cũng cao hơn. Nếu tính theo muối sulphats thì tỷ lệ ancaloit trong vỏ cành khoảng 4,20/0 - 5,7 % còn trong vỏ rễ là 6,1 - 7,50/0 tuỳ theo cách bón phân và chăm sóc.

Trong vỏ lựu có 4 ancaloit sau: - Peletierin C8H15ON.

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 121 - 124)