Thành phần hoá học

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 101 - 103)

Trong gỗ tô mộc có tanin, axit galic, Sappanin (C12H12O4) tinh dầu và brasilin C16H14O5 trong đó brasilin là hoạt chất chính. Brasilin là chất kết tinh hình kim, mầu vàng, dễ tan trong nớc, tan nhiều hơn trong rợu. Với kiềm cho màu đỏ (lợi dụng tính chất này để kiểm tra sự có mặt của Brasilin trong nớc tiểu của gia súc). Brasilin khi bị o xy hoá sẽ chuyển thành braseilin có tác dụng sát khuẩn mạnh hơn. Ngoài brasilin, tanin trong gỗ tô mộc cũng là hoạt chất phụ. Nó có tác dụng làm se niêm mạc, cầm máu, chống dịch thẩm xuất.

IV.- tác dụng dợc lý :

1.Với vi khuẩn :

Theo nghiên cứu của phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng (1961)và bộ môn Dược lý trường Đại nọc Nông nghiệp I (1974), nước sắc tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh với nhiều vi khuẩn. Với vi khuẩn Staphylococcus chủng 209P, vòng vô khuẩn 28 mm, Staphylococcus piosenes 26 mm. Shigela dysenteria shiga 26 mm. Ngoài ra nó còn có tác dụng cả với vi khuẩn uốn ván và nhiệt thân. Nồng độ tối thiểu của tô mộc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh thú y nh sau :

Nhóm Staphytococus khoảng 55ó g - 70 t g/ 1 ml Bacillus anthrasis 85 u g / 1 ml Clostridium tetani 100 d g / 1 ml.

2.Với cơ thể :

Theo M.Gabor và B.Horvath (1952) thì brasilin và brasilein có tác dụng kháng histanin, do chúng có tác dụng khoá men histidindecarboxylaza, nên histamin không được hình thành từ histidin. Hiện tượng dị ứng không xẩy ra. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột bạch và tổ chức sinh thiết của thận.

-Lô 1 tiêm histamin chlohydrat 1.5% không tiêm nước sắc tô mộc.

- Lô 2 trước khi tiêm histamin chlohydrat 1.5% ba mươi phút, tiêm nước sắc tô mộc vào xoang phúc mạc.

Kết quả lô 1 bị dị ứng: xung quanh mắt chuột bị ngứa, niêm mạc mắt đỏ.

Theo M. Ganor, B. Horvath, L. Kiss và Z. Dirner (1952), brasilin và brasilein còn làm tăng cường tác dụng của hormon tuyến thượng thận cả về biên độ và thời gian trên ruột hay tử cung cô của thỏ.

Theo Tú Tá Hạ và Diêm ứng Bổng (11954 - 1956), khi nghiên cứu toàn diện tác dụng dược lý của tô mộc cho kết quả như sau:

Trên tim ếch cô lập, ở liều vừa phải, nước sắc tô mộc có tác dụng làm tăng co bóp. Thời gian càng lâu, tác dụng càng rõ. Nếu dùng 0,2ml dung dịch nước sắc tô mộc 20% có thể khôi phục lại hoạt động của tim ếch sau khi đã ngừng đập do dùng

nước sắc 20% của chỉ thực. Hay khi đã bị các thuốc: cloralhydrat, quinin clohydrat, pilocarpin, eserin salicylat ức chế, làm giảm hắn co bóp. Nước sắc tô mộc cũng làm co mạch mạch quản ngoại vi (màng bơi chân ếch). Tiêm nước sắc tô mộc vào tĩnh mạch chó đã gây mê, thấy dung tích của thận không thay đổi. Đồng thời nó cũng không làm ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp của chó khi gây mê.

Trên ruột cô lập, nước sắc có tác dụng ức chế hoạt động của cơ trơn ruột không rõ lắm, nhng nếu tiêm dới da hay xoang phúc mạc cho chó sẽ gây nôn và tiêu chảy. Trên tử cung cô lập khi dùng phối hợp với hormon tuyến thượng thận có tác dụng ức chế rất rõ.

Với hệ thần kinh trung ương, nếu dùng nước sắc tô mộc cho chuột nhắt, thỏ, chuột bạch uống, thụt trực tràng hay tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da đều gây ngủ. Liều lớn có thể gây mê, cao gây chết. Thuốc có tác dụng đối kháng với tác dụng hưng phấn của trung khu hoạt động do strychnin và cocain gây nên.

Trên lâm sàng, tô mộc được coi là vị thuốc cầm máu, dùng khi vật nuôi hay ng- ời bị các chứng viêm nhiễm gây chảy máu đờng tiêu hoá, sinh dục tiết niệu, hô hấp. Đặc biệt tốt khi gia súc cái sinh đẻ bị chảy máu nhiều.

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w