Glucozit đắng (Heterozit đắng)

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 61 - 62)

- Phản ứng do phần Genon + Phản ứng Legal:

a)Glucozit đắng (Heterozit đắng)

Là những chất từ thảo mộc, có vị đắng, có tác dụng sinh lý nhất định trên cơ thể, kích thích sự ngon miệng và làm tăng sự hoạt động của bộ máy tiêu hoá.

Chất đắng có rất nhiều trong các cây. Nó có ở khắp các bộ phận của cây và hoà tan trong dịch của tế bào. Phần lớn chất đắng có trong cây ở các họ sau đây: họ long dởm (Gentianaceae), Cúc (Compositeae), Cam quit (Rutaceae). Về mặt cấu trúc hoá học, nó chỉ bao gồm cacbon, hydro, oxy, không chứa nitơ. Chất đắng khác với ancaloit đắng (strichnin, quinin...) là không độc.

Về phơng diện hoá học, chất đắng ít đợc nghiên cứu vì nó khó đợc tách ra khỏi dịch cây.

Chất đắng rất dễ bị các men phân huỷ. Do đó, khi thu hái xong ta phải tranh thủ làm khô, tránh ủ nóng và ẩm.

đắng có mùi thơm và nhóm chất đắng nhầy.

Công dụng: glucozit đắng có tác dụng kích thích sự ngon miêng của gia súc. Cơ chế quá trình này đã đợc Paplop và các học trò của ông nghiên cứu chứng minh khá đầy đủ.

Bên cạnh sự kích thích ngon miệng nó cũng làm cho khả năng tiêu hoá đợc tăng lên. Xong nếu đắng quá thì quá trình tác dụng ngợc lại.

Những cây có glucozit đắng sử dụng cho gia súc. Rễ long dởm thảo.

Bồ công anh (đắng đơn thuần).

Vỏ chanh, vỏ cam, vỏ quýt, rễ thạch xơng bồ là những cây chứa chất đắng có mùi thơm. Ta có thể sử dụng dới hình thức: Thuốc sắc, cao thuốc, thuốc ngâm… cho gia súc ăn, mới có tác dụng kích thích tiêu hoá, còn nếu tiêm thì tác dụng không rõ.

Một phần của tài liệu Giáo trình dược liệu (Trang 61 - 62)