Các tiêu thức phân loại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 28 - 35)

Người ta phân các loại hình du lịch dưới nhiều góc độ khác nhau hay nói cách khác là có nhiều cách phân loại các thể loại du lịch. Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, sử dụng mà chọn cách phân loại cho thích hợp.

1.5.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi (Phân loại theo tiêu thức địa lý)

Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm đi và điểm đến của du khách nằm ở các quốc gia khác nhau. Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽ nảy sinh sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.

Du lịch quốc tế lại được chia thành: Du lịch quốc tế chủ động (Inbound). Là loại

hình du lịch quốc tế, đón tiếp, phục vụ khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch tại đất nước của cơ quan cung ứng du lịch, còn gọi là du lịch nhận khách.

Du lịch quốc tế thụ động (Outbound). Phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi nước ngoài.

Du lịch nội địa

Điểm đi và điểm đến thuộc trong điểm vi một quốc gia.

Du lịch nội địa là các hoạt động tổ chức, phục vụ người bản địa, người Nước ngoài cư chú tại nước mình đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, du lịch nội địa thường được dịch là Domestic Tourism nhưng nếu theo quan điểm của Mc Intosh thì chính là Internal tourism.

1.5.2.2. Căn cứ vào nhu cầu và mục đích của chuyến đi du lịch. 1.Du lịch chữa bệnh

Mục đích chuyến đi là vì sức khoẻ. Loại du lịch này gắn liền với việc chữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh được xây dựng gần nguồn nước khoáng, giữ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu thích hợp.

Du lịch chữa bệnh còn có thể phân ra thành các loại khác nhau như chữa bệnh bằng khí hậu, bằng phương pháp thuỷ lý (tắm ngâm) bằng bùn, bằng hoa quả…

2. Du lịch nghỉ ngơi giải trí

Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật. Khách đi với mục đích này, thường thích những điểm du lịch có không khí trong lành, yên tĩnh.

3. Du lịch văn hoá

Mục đích là để nâng cao hiểu biết cá nhân. Khách du lịch thích đến những nơi xa lạ để tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, nền kinh tế cũng như cuộc sống và phong tục tập quán của đất nước du lịch.

Loại hình này rất phát triển ở Ai Cập, Hy Lạp, Italia…

4. Du lịch thể thao

Xuất hiện do sự say mê thể thao của du khách. Du lịch thể thao có thể có 2 dạng:

+ Dạng1: : (Du lịch thể thao chủ động)

Du khách quyết định hành trình với mục đích tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao như vận động viên của các thế vận hội, đại hội thể thao hoặc đi để tham gia các hoạt động thể thao yêu thích như leo núi (phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ), du lịch săn bắn phát triển ở Tiệp Khắc, Thuỵ Điển, Ba Lan…, du lịch câu cá (phát triển ở Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển…)

Dạng 2: (Du lịch thể thao bị động)

Như hành trình du lịch để xem các cuộc thi đấu thể thao (các cổ động viên)

5. Du lịch tôn giáo

Ở những thời kỳ trước, du lịch tôn giáo là loại hình khá phổ biến với mục đích truyền thoả mãn tín ngưỡng, tôn giáo, tham dự lễ hội tôn giáo. Ngày nay, du lịch tôn giáo có thêm mục đích là đi để tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo. Điểm đến là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa.

6. Du lịch công vụ

Mục đích là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Tham gia loại hình này là khách dự hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm,… Khách loại này thường được bao cấp với chế độ cao (khả năng thanh toán cao). Kiểu du lịch hội nghị thường đem lại hiệu quả kinh tế cho nước chủ nhà. Nhiều nước trên thế giơí trở

thành trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế như Thuỵ Sỹ (Giơneve), Ý (Rome), Áo (Viên)…

Vấn đề đặt ra cho Việt Nam???

7. Du lịch thăm hỏi

Gồm thăm người thân, bạn bè, bà con, đi dự lễ cưới, lễ tang…

Giữ tỷ lệ lớn trong loại hình du lịch này là số lượng ngoại kiều hồi hương.

Ở Việt Nam, theo tài liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam, có khoảng 20% số du khách đến Việt Nam với mục đích thăm thân trong mấy năm gần đây.

1.5.2.3. Căn cứ vào thời gian và địa điểm hoạt động của điểm du lịch.

Phân loại theo vị trí địa lý của các điểm du lịch)

1. Du lịch nghỉ biển

Gồn các hoạt động du lịch như tắm biển thể thao biển…

Thời gian thuận lợi cho loại hình này thường là mùa hè (mùa nóng)

Tình trạng ô nhiễm bãi biển hiện nay do sự quá tải lượng khách không có quy chế bảo vệ chặt chẽ đang được báo động ở Việt Nam (đặc biệt Đồ Sơn, Bãy cháy…) Thể thao biển ở Việt Nam chưa phát triển

2. Du lịch núi

Ngoài du lịch nghỉ dưỡng. Địa hình núi còn thuận tiện cho việc phát triển du lịch tham quan, cắm trại, mạo hiểm…

Du lịch núi thu hút nhiều đối tượng du khách khác nhau. (người cao tuổi thích nghỉ dưỡng trong khi giơí trẻ thích cắm trại, tham gia thể thao mạo hiểm…)

3. Du lịch đô thị

Du lich ở các thành phố lớn, trung tâm hành chính nổi tiếng với những kiến trúc tầm cỡ quốc gia, quốc tế đặc biệt cả những khu thương mại lớn phục vụ chiêm ngưỡng và mua sắm.

1.5.2.4. Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách sử dụng 1. Du lịch xe đạp

Phát triển ở những nước có địa hình bằng phẳng như áo, Hà Lan, Đan Mạch… Du lịch xe đạp thường được tổ chức từ 1-3 ngày cuối tuần. ở Việt Nam, loại hình này chưa được đưa vào sử dụng ở Việt Nam một cách phổ biến, mới chỉ xuất hiện một số người tự tổ chức chuyến đi du lịch xuyên việt bằng xe đạp.

2. Du lịch ô tô

Tốc độ nhanh, thông dụng phổ biến, giá thành không cao được sử dụng nhiều trong vận chuyển du lịch. ở Châu Âu 80% du khách đi du lịch bằng ô tô.

3. Du lịch máy bay

Loại hình vận chuyển tiên tiến nhất, trang bị tiện nghi đầy đủ, tốc độ cực lớn, đi xa mà tốn ít thời gian song giá cả cao, khả năng rủi do lớn.

Tuy nhiên ngày nay số khách đi du lịch bằng máy bay vẫn tăng lên đáng kể.

4. Du lịch tàu hoả

Giá thành rẻ, thiết bị ngày càng hoàn thiện thu hút khá nhiều khách đi bằng phương tiện này.

5. Du lịch tàu thuỷ

Xuất hiện từ khá lâu, ngày nay nhiều tàu du lịch với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, bể bơi, sân thể thao… đảm bảo nhiều loại dịch vụ

1.5.2.5. Căn cứ vào phương tiện lưu trú mà khách sử dụng

Có nhiều loại hình lưu trú trong du lịch theo đó du lịch được phân thành

1.Du lịch nghỉ ở khách sạn

Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ các nhu cầu khác nhau của du khách từ ăn, uống, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí…

Quy định tiêu chuẩn xếp hạng Khách sạn (QĐ số 107/TCDL 22/6/94)

Khách sạn được phân thứ hạng tuỳ theo mức độ sang trọng của CSVCKT, trang thiết bị, trình độ nhân viên…

2. Du lịch nghỉ ở Motel

Dạng cơ sở lưu trú được xây gần đường giao thông với kiến trúc thấp tầng, bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách cho khách du lịch đi bằng phương tiện

của họ như ô tô con, xe ngựa. Cơ sở lưu trú này thường có cả nơi để phương tiện vận chuyển cho khách với dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…

3. Nhà nghỉ, nhà trọ thanh niên

Chủ yếu phục vu học sinh, sinh viên khả năng thanh toán không cao. Tiện nghi dịch vụ bình dân như phòng nhiều giường, khu vệ sinh chung… Giá nghỉ thấp.

4. Du lịch nghỉ camping

Du khách có thể chọn thuê một điểm tại bãi cắm trại (khu vực được quy hoạch). Các bãi cắm trại đều có cho thuê

5. Du lịch nghỉ ở Bungalow

Bungalow là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc vật liệu nhẹ khác theo phương thức lắp ghép đơn giản. Bungalow có thể được dựng đơn lẻ hoặc thành dãy hay cụm và thường được xây dựng tại khu nghỉ biển, nghỉ núi hoặc tại làng du lịch.

6. Du lịch tại làng du lịch

Làng du lịch là cơ sở lưu trú gồm quần thể các biệt thự hoặc bungalow được quy hoạt xây dựng với các tiện nghi, dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui trơi giải trí cần thiết của du khách. Du lịch kiểu này giúp du khách vừa được giao tiếp vừa có không gian biệt lập.

1.5.2.6. Căn cứ vào độ dài của chuyến đi

Du lịch ngắn ngày: Là chuyến đi được thực hiện trong thời gian dưới một tuần và du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày, nó khá phát triển ở Mỹ, Anh, Pháp…

Chế độ làm việc 5 ngày 1 tuần hiện nay ở nước ta đã và đang tạo điều kiện cho hình thức du lịch cuối tuần phát triển: Chương trình du lịch 2 ngày 1 đêm tuyến Hà Nội – Mai Châu (Hoà Bình) của các công ty du lịch hiện nay rất được ưa thích. Nhìn chung di lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với du lịch dài ngày do du khách ngày càng muốn nghỉ ngơi nhiều lần trong một năm hơn là nghỉ một lần ở Mỹ, vào những năm 90, thu nhập từ du lịch cuối tuần đạt 68%.

Du lịch dài ngày: Thường vào kỳ nghỉ phép năm hoặc nghỉ đông, nghỉ hè. Loại này thường kéo dài vài tuần.

1.5.2.7. Căn cứ vào thành phần xã hội của du khách.

Du lịch cao cấp: Dành cho những người có khả năng thanh toán cao với những dịch vụ có chất lượng đặc biệt, mức giá cao và thường đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp du lịch.

Du lịch đại chúng (Mass Tourism). Dành cho những người có khả năng thanh toán hạn chế. Du khách sử dụng các dịch vụ có chất lượng trung bình, mức giá thấp. Các hạn chế của du lịch đại chúng là dễ tạo ra ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế đạt không cao như du lịch cao cấp.

1.5.2.8. Căn cứ vào hình thức tổ chức đi du lịch.

1.Du lịch theo đoàn: Số lượng khách đông, có thể là một nhóm các bạn bè, một gia

đình, một nhóm những người cùng cơ quan hoặc một nhóm được tập hợp một cách tự nguyện…Những loại đoàn du lịch như thế thường thích sử dụng hay mua một chương trình du lịch chọn gói (Package Tour). Đi du lịch theo đoàn thường được hưởng mức giá thấp hơn đi đơn lẻ.

2. Du lịch cá nhân: (Individual Tourism). Du khách dạng này rất thích tự tổ chức

chuyến đi của mình và sử dụng các dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch một cách hạn chế.

Khách đơn lẻ rất thích đi theo Tour trọn gói vì giá thành rất cao.

Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến một số căn cứ phân loại khác như theo lứa tuổi, theo môi trường tài nguyên, (Du lịch văn hoá - Du lịch thiên nhiên hay còn gọi là du lịch xanh, du lịch sinh thái)

Kết luận: Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình. Việc nghiên cứu các thể loại du lịch và xu hướng phát triển của nó giúp những người làm du lịch xác định được mục tiêu, nội dung và phương thức kinh doanh thích hợp, có hiệu quả nhất.

Trong thực tế, nhìn chung các loại hình du lịch thường kết hợp với nhau, do đó phải có cách nhìn tổng hợp về loại hình du lịch.

Có một số loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái, du lịch hang động, du lịch văn hoá. Những thể loại du lịch mà Vn có lợi thế cần nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w