Tổ chức đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 115 - 118)

3. Sản phẩm lao động: Hàng hoá du lịch

4.3.3. Tổ chức đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch:

Công tác đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch thường được tổ chức theo 3 bậc: đào tạo sơ cấp, đào tạo trung cấp, và đào tạo đại học, sau đại học. Việc tổ chức đào tạo theo ba bậc cần phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo. Đối với từng bậc đào tạo đều có sự thay đổi đáng kể trong nội dung đào tạo.

Về nguyên tắc, kiến thức văn hoá chung vì kiến thức kinh tế chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nội dung đào tạo ở bậc đại học. Thành phần kiến thức này sẽ giảm bớt trong nội dung đào tạo tương ứng với trung cấp và sơ cấp.

Đối với kiến thức nghiệp vụ chuyên môn thì ngược lại, chúng chiếm ỷ lệ lớn nhất ở bậc đào tạo sơ cấp và giảm ở bậc đào tạo trung cấp và đại học.

Kiến thức chính trị tư tưởng có ý nghĩa như nhau đối với cả ba bậc đào tạo, nhưng chúng vẫn chiếm tỷ lệ hơn ở bậc đại học so với bậc trung cấp và sơ cấp. Trương tự như vậy đối với kiến thức ngoại ngữ.

Việc tổ chức đào tạo theo 3 bậc với nộ dung tương ứng được thể hiện thông qua sự lựa chọn môn học và soạn thảo chương trình môn học.

Cùng với nội dung đào tạo ở ba bậc đào tạo là sự thay đổi về nội dung đào tạo ở ba bậc đào tạo nói trên. Như vậy ở bậc đào tạo sơ cấp nhiệm vụ của đào toạ thực hành là thói quen và sự thành thạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ lao động. Điều này được thực hiện thông qua việc giảng dạy dưới dạng biểu diễn trong quá trình sản xuất, phục vụ.

Đối với bậc đào tạo trung cấp, các môn công nghệ cần tuân theo phương pháp giảng dạy đã đề ra, còn hướng dẫn thực hàn được tổ chức ngay sau khi kết thúc môn học.

Đối vớibậc đào tạo đại học, các kỳ thực tập có ý nghĩa liên hệ kiến thức về lý thuyết với sự áp dụng nó trong thực tiễn. Ngoài ra việc liên hệ đó còn giúp cho người cán bộ trẻ có sự tin nghề nghiệp, vững vàng trong công việc, tích luỹ kinh nghiệm cho công tác kiểm tra lãnh đạo sau này.

Tiến hành tổ chức ở ba bậc đào tạo cần thường xuyên kết hợp với công tác nghiên cứu khoa học ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Đối với bậc đào tạo sơ

cấp thì công tác này mang tính chất trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh phục vụ. Còn đối với bậc đào tạo trung cấp và đại học công tác này chủ yếu mang tính chất trao đổi kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo kiểm tra công việc.

Ngoài việc tổ chức ba bậc đào tạo ở trên, còn có thể tổ chức đào tạo theo loại khác nhau trong mỗi bậc (lớp bồi dưỡng, đào tạo tại chức, lớp ngắn hạn…) Việc phân loại đò tạo này tuỳ thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của lao động trong xí nghiệp, tổ chức du lịch.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w