Thời gian rỗi: Cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 125 - 127)

đều của nhu cầu du lịch. Con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rối. Tác động của nhân tố này lên thời vụ của du lịch phải xét trên hai khía cạnh. Thứ nhất là thời hạn nghỉ phép năm do độ dài và thời gian sử dụng phép. Nếu thời hạn ngắn thì họ chỉ sử dụng được 1 lần, khi đó họ có xu hướng chọn thời gian chính vụ để tận hưởng những ngày nghỉ phép quý giá. Do vậy sự tập trung các nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ cao vào thời vụ du lịch. Nhưng ngày nay có xu hướng chung là số ngày phép năm của dân lao động được tăng lên. Nếu số ngày phép dài, cho phép con người đi du lịch hai lần một năm, thì tỷ trọng tương đối của nhu cầu tập trung vào thời vụ sẽ giảm trong tổng số nhu cầu cả năm nhờ vậy góp phần giảm cường độ của thời vụ và tăng cường độ tập trung nhu cầu vào người thời vụ.

Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. Ví dụ ở một số nước như Bỉ và Hà Lan có quy định chính thức thời gian sử dụng phép cho nhân viên về điều đó cũng góp

phần tập trung nhu cầu vào thời vụ chính, tuy nhiên ảnh hưởng đó không nhiều vì ít nước quy định thời gian sử dụng phép.

Sự tập trung nhu cầu vào thời vụ chính còn do việc sử dụng phép theo tập đoàn. Một số xí nghiệp ở Pháp hay Thuỵ Sĩ ngừng hoạt động chính vào một số giai đoạn trong năm và buộc nhân vien phải nghỉ vào thời gian đó. Ngoài ra một số tầng lớp dân cư như giáo viên chỉ có thể đi du lịch vào các kỳ nghỉ của trường học và nông dân chỉ đi vào những tháng không bận mùa màng. Đó cũng là nhân tố làm tăng nhu cầu vào mùa chính.

Khía cạnh thứ hai của thời gian rỗi là thời gian rỗi là thời gian nghỉ của trường học. Thời gian nghỉ tác động lên thời gian rỗi của các học sinh và cha mẹ chúng. Thời gian này đóng vai trò giới hạn trong việc lựa chọn thời gian của các bậc cha mẹ có con em từ 6 - 15 tuổi. Tác động của thời gian nghỉ cũng phải được nghiên cứu trên hai mặt đó: độ dài và sự phân bố trong năm. Ở dầu hết các nước, nghỉ hè là kỳ nghỉ dài nhất do đó đối với các nơi phát triển du lịch nghỉ biển không khó khăn gì để nhận ra tác động của nhân tố thời gian nghỉ của trường học lên tính thời vụ du lịch.

Khi nghiên cứu mức độ tác động của thời gian nghỉ lên sự tập trung nhu cầu vào thời vụ chính, các nhà nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu là ở mỗi nước khác nhau thì có cơ cấu khác nhau của dân cư theo tuổi tác và hoàn cảnh gia đình. Do vậy việc nghiên cứu đòi hỏi tỉ mỉ, tốn nhiều công sức và khó tổng hợp thành các xu hướng chung. Thời gian gần đây nổi lên 2 xu hướng.

- Thứ nhất: Số thanh thiếu niên tự đi du lịch ngày một nhiều và giới hạn tuổi các học sinh đi nghỉ cùng cha mẹ ngày càng giảm.

- Thứ hai: Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng, do vậy tỷ trọng các gia đình có con trong độ tuổi đi học ngày càng giảm trong cơ cấu chung của toàn dân.

Những năm gần đây các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ngày càng quan tâm đến một phần của dân cư không bị phụ thuộc vào cả thời gian nghỉ phép năm

lẫn nghỉ của trường học. Đó là những người ở độ tuổi thứ ba, những người hưu trí. Số lượng của họ ngày càng tăng và đây là một trong những nguồn dự trữ để phân bố hợp lý hơn nhu cầu du lịch trong năm.

Tóm lại, nhân tố thời rỗi có xu hướng biến đổi thuận lợi như sau: - Xu hướng tăng số ngày phép tăng để có thể sử dụng 2 lần/năm.

- Tỷ trọng người ở độ tuổi thứ ba ngày càng tăng họ là những người được sử dụng tuỳ ý thời gian đi nghỉ. Đồng thời giảm tỷ trọng số gia đình có con trong độ tuổi đi học.

Những xu hướng trên là điều kiện thuận lợi để hạn chế sự tập trung nhu cầu vào thời vụ chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w