Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (cơ quan quản lý du lịch quốc gia)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 148 - 149)

6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà

7.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (cơ quan quản lý du lịch quốc gia)

gia)

Mỗi quốc gia trên thế giới có mô hình riêng của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch. Nhìn chung, trên thế giới có 4 hình thức tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:

Cơ quan quản lý du lịch quốc gia là một Bộ độc lập (như Bộ Du lịch Campuchia, Bộ Du lịch và Khách sạn Myanmar);

Cơ quan quản lý du lịch quốc gia trực thuộc Chính phủ (như Cục Du lịch Singapore - STB, Cục du lịch quốc gia Cộng hoà nhân dân Trung hoa - CNTA);

Cơ quan quản lý du lịch quốc gia trực thuộc một bộ chủ quản (như Cục Du lịch và Lữ hành Mỹ thuộc Bộ Thương mại, Văn phong Du lịch Phần Lan thuộc Bộ Thương mại, Văn phòng quản lý Du lịch Tây Ban Nha thuộc Bộ Vận tải);

Cơ quan quản lý du lịch quốc gia nằm trong một bộ liên ngành (như Tổng cục Du lịch - DGT Indonesia thuộc Bộ Bưu điện, Du lịch và Viễn thông, Cục dịch vụ Du lịch Thuỵ Sỹ thuộc Bộ Công nghiệp, Thủ công và Việc làm, Cục Du lịch

Malaysia thuộc Bộ Văn hoá và Du lịch, Tổng cục Du lịch Pháp thuộc Bộ Giao thông, Thiết bị, Nhà ở và Du lịch).

Tổ chức Du lịch quốc gia của mỗi nước có nhiệm vụ quản lý khác nhau, nhưng nhìn chung đảm nhiệm những chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

Xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch quốc gia;

Xây dựng các chính sách vĩ mô quản lý, điều hành hoạt động du lịch, bảo vệ, khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và giám sát các hoạt động, triển khai, thực thi các chính sách;

Thu thập, in ấn, cung cấp thông tin cần thiết cho ngành du lịch;

Thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch quốc gia cả trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức du lịch quốc gia khác;

Tổ chức, tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo, tổ chức các chuyến khảo sát thị trường, thúc đẩy tạo việc làm, góp phần cải thiện cần cân thương mại quốc gia, cấp phép cho các hãng lữ hàng, điều phối hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch giữa các bộ, ngành.

Ngân quỹ hoạt động của các tổ chức du lịch quốc gia của các nước được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Hầu hết ngân quỹ dành cho hoạt động của các tổ chức du lịch quốc gia là từ ngân sách của Chính phủ. Tại Singapore: ngân quỹ từ nguồn thu thuế đối với các khách sạn, nhà hàng theo quy định của Chính phủ. Tại Nhật Bản: 75% ngân quỹ từ Chính phủ, phần còn lại từ thu của ngành du lịch, hàng không và các địa phương. Tại Hồng Kông: 86% ngân quỹ từ Chính phủ, phần còn lại lấy từ phí thành viên hiệp hội và các nguồn thu khác. Tại Ý: 90% ngân quỹ từ Chính phủ, phần còn lại được cung cấp từ hiệp hội du lịch. Ở Hàn Quốc thì khác, cơ quan quản lý du lịch quốc gia tự trang trải mọi chi phí cho các hoạt động của mình bằng nguồn thu từ một số cửa hàng miễn thuế, phát triển đặc khu du lịch và các nguồn khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w