Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trong du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 195 - 199)

Tính phức tạp của hiệu quả kinh tế trong du lịch là tiền đề cần thiết cho việc soạn thảo và ứng dụng một chương trình đồng bộ bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong toàn bộ quá trình tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Do đó phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trong du lịch ở nước ta có thể bao gồm một số hướng sau đây:

1) Ứng dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tất cả các khâu, mắt xích của quá trình kinh doanh phục vụ khách du lịch, cụ thể là:

- Đối với các tổ chức du lịch phải đảm bảo thông tin cho việc quản lý và điều hành.

- Hệ thống đăng ký giữ chỗ bán các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung phải được trang bị hiện đại nhằm phục vụ khách một cách nhanh nhất.

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các quy trình chế biến thức ăn. Ví dụ như có thể thành lập những cơ sở chuyên sản xuất thức ăn sẵn hoặc các bán hàng thành phẩm phục vụ cho quá trình chế biến thức ăn tại các cơ sở kinh doanh du lịch được tiến hành nhanh chóng hơn theo yêu cầu của khách du lịch.

- Mở rộng và hoàn thiện các hình thức phục vụ tiên tiến tại các cơ sở ăn uống như các hình thức tự phục vụ (theo các sơ đồ khác nhau) hoặc một số hình thức khác như: Kiểu bàn Thuỵ Điển,…

2) Nâng cao chất lượng của các dịch vụ và hàng hoá du lịch nhằm tyăng hơn nữa chủng loại và sức hấp dẫn của chúng. điều đó chứng tỏ thực hiện thông qua các biện pháp như:

- Cung ứng hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu của khách du lịch sao cho nhiều đa dạng về chủng loại, chất lượng và các yêu cầu khác.

- xây dựng và ứng dụng một hệ thống nhất về việc bán các loại dịch vụ bổ sung. Bởi vì xu hướng hiện nay trên thị trường du lịch quốc tế số lượng và chất lượng của các dịch vụ bổ sung ngày càng chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế nói chung của ngành du lịch.

- Tu bổ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện có nhằm tạo điều kiện thuận lợi và các tiện nghi cho quá trình tạo ra, thực hiện và tiêu dùng các dịch vụ và hàng hoá du lịch, góp phần tích cực trong việc nghỉ ngơi giải trí của khách du lịch, thoả mãn một cách cao nhất các nhu cầu đa dạng của khách.

- Hoàn thiện cơ cấu cán bộ của ngành về các mặt: trìng độ nghiệp vụ cũng như về lứa tuổi, giới tính…

- Soạn thảo và đưa vào ứng dụng hệ thống đồng bộ quản lý chất lượng phục vụ trong toàn ngành và từng cơ sở.

3) Hoàn thiện chính sách thị trường đối với du lịch quốc tế và du lịch nội địa, biện pháp cụ thể là:

Xây dựng một hệ thống tổng hợp về nghiên cứu thị trường nhằm phát hiện kịp thời những thay đổi trong cung và cầu trên thị trường dịch vụ những xu hướng và thay đổi luồng khách nghiên cứu những nhu cầu cụ thể của khách du lịch trong cả nước và từng vùng, từng công ty, từng cơ sở cũng như những nhu cầu về từng loại dịch vụ và hàng hoá cụ thể.

- Hoàn thiện cơ chế bán các dịch vụ cơ bản trên thị trường du lịch thê giới. - Nghiên cứu sự thau đổi của giá cả (nhất là giá cạnh trên thị trường du lịch thế giới), từ đó hoàn thiện cơ cấu hình thành giá cả của các dịch vụ và hàng hoá du lịch trong nước.

- Vận dụng mọi khả năng để khai thác và thu hút các nguồn khách du lịch trên thế giới thông qua các phương tiện truyền thông quảng cáo, đề ra các chính sách đảm bảo quyền lợi về kinh tế và các quyền lợi khác cho khách du lịch…

4) Nâng cao hiệu quả (mức độ) sử dụng vốn và sức lao động. Trước hết phải vận dụng các biện pháp để cải thiện cơ cấu vốn một cách thích hợp như:

- Tập trung vào một số khâu quan trọng như: bán các dịch vụ bổ sung (nhằm tăng thu nhập ngoại tệ cả một ngày khách) hoặc một số hoạt động ít chịu ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch.

- Tập trung vốn vào một vùng thoả mãn một trong các điều kiện như nằm gần nguồn khách, có tổng số vốn đầu tư cho một công suất sử dụng nhỏ nhất, thu nhập ngoại tệ cho một nghìn đồng là vốn lớn nhất v.v…

- Nâng cao công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật bằng các phương pháp nhằm kéo dài thời vụ du lịch đối với một số thể loại như: du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi v.v…

- Rút ngắn thời gian thiết kế và xây dựng các cơ sở mới, đẩy mạnh quá trình sản xuất và hiện đại hoá cơ sở mới; đẩy mạnh quá trình sửa chữa và hiện đại cơ sở và công trình hiện có. Để nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động cần thiết phải tiến hành các biện pháp như:

+ Hoàn thiện tổ chức tổ đội, khoán trong lao động, tăng cường kỉ luật lao động…

+ Cải thiện các điều kiện lao động và sinh hoạt xã hội cho cán bộ công nhân viên chức trong ngành.

+ Cải tiến hệ thống khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần đối với việc nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng xuất lao động, áp dụng các cộng nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và phục vụ du lịch.

5) Mở rộng và hoàn thiện cá mối quan hệ liên doanh liên kết của du lịch với các ngành và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân nhằm: sản xuất và tạo ra các hàng hoá và dịch vụ du lịch mới với chất lượng cao đáp ứng mọi yêu cầu và đòi hỏi của khách du lịch; đưa vào ứng dụng những máy móc trang thiết bị hiện đại hoá vào quá trình phục vụ du lịch nhằm tăng năng xuất lao động và giảm nhẹ lao động cho nhân viên phục vụ và các cán bộ quản lý; khai thác triệt để và nâng cao hiệu quả sử dụng mọi tài nguyên du lịch trong cả nước; tận dụng mọi thành tựu văn hoá của đất nước vào việc tổ chức du lịch văn hoá của khách để thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu đặc biệt của họ; tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn đầu tư và các tiến bộ khoa học cũng như kinh nghiệm kinh doanh của họ về lĩnh vực du lịch.

6) Đa dạng hoá các thể loại du lịch cũng là một trong những hướng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong du lịch. Mục đích của phương pháp này là làm tăng tần số các chuyến đi du lịch cảu khách tới nước ta; nâng cao mức độ sử dụng các tài nguyên du lịch, vốn và sức lao động, tăng thu nhập…

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đất nước về cả hai phía cung và cầu trong du lịch:

1. Điều kiện tài nguyên du lịch khả năng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp, đảm bảo tốt nguồn hàng cũng như đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn.

2. Đảm bảo nguồn khách hiện tại và trong tương lai tương ứng về khối lượng và cơ cấu với khả năng tiếp nhận của từng trung tâm du lịch.

Đánh giá các điều kiện trên ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng có thể khuyến khích phát triển một số thể loại du lịch như: du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng, du lịch văn hoá, du lịch thanh niên, du lịch cho người ở độ tuổi thứ 2, du lịch gia đình, du lịch nghỉ biển, du lịch đại hội, hội nghị.

Mỗi thể loại du lịch trên đều có những ưu điểm riêng, tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của du lịch khi chúng ta biết kết hợp một cách hợp lý cụ thể loại du lịch này với thể loại du lịch khác nhằm thoả mãn nhu cầu của khách và tăng thu nhập cho ngành du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Cảnh, Địa lý du lịch Việt Nam, NXBĐHQGHN, 1996 2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, Kinh tế du lịch, NXB

Lao động – Xã hội, Hà Nội 2004

3. Nguyễn Văn Lưu, Thị trường du lịch, NXB ĐHQGHN, 1998 4. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG, HN 5. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Luật du lịch, NXBCTQG, Hà Nội 2005

6. http://www. vietnamtourism.com

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 195 - 199)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w