Xu hướng đa dạng hoá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 84 - 85)

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

2.5.1. Xu hướng đa dạng hoá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Xu hướng phát triển này xuất phát từ sự phát triển đa dạng, phong phú của nhu cầu du lịch. Khách du lịch thuộc nhiều quốc gia khác nhau, độ tuổi và giới thính khách nhau nên họ có đặc điểm tâm lý sở thích khác nhau, khả năng thanh toán khác nhau… do vậy dịch vụ du lịch cung cấp cho họ là không giống nhau. Chính vì vậy cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiện nghi phục vụ cũng rất đa dạng, phong phú. Chẳng hạn, trong chuyến hành trình du lịch, ngươi ta có thể sử dụng cả phương tiện máy may, tàu thuỷ, ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, thậm chí cả động vật như voi, lạc đà hoặc ngựa, trâu, bò, đà điểu kéo xe. Về lưu trú, khách du lịch không chỉ ở khách sạn hiện đại mà nhiều khi học thích ở các cơ sở lưu bình dân như các nhà nghỉ ven biển hoặc ở các nhà sàn ở các khu du lịch núi hoặc ở nhà sàn dân bản, thậm chí nghỉ thuyền lênh đênh trên sông nước. Trong các khu du lịch lớn cũng rất

da dạng nhằm thoả mãn nhu cầu các loại khách khác nhau. Chẳng hạn khu du lịch Disnayland (Pari - Pháp) hoặc khu du lịch suối Tiên (Thành phố Hồ Chí Minh), ở những khu du lịch này để tiêu dùng hết các loại dịch vụ, sử dụn hết các loại cơ sở vật chất - kỹ thuật thì kháh du lịch cũng phải lưu lại từ 3 đến 5 ngày. Có những loại cơ sở vật chất - kỹ thuật rất độc đáo như là "nhà tù" để thoả mãn nhu cầu của một số du khách theo chương trình "du lịch khổ ải", hoặc chương trình "duy lịch nhà tù" ở Mỹ.

Xu hướng đa dạng hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là nhằm tạo ra các dịch vụ thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách. Song nó cũng là điều kiện để huy động mọi nguồn lực trong dân cư để phát triển du lịch.

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ: "Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước".

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w