Các cấp quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 155 - 157)

6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà

7.3.3. Các cấp quản lý nhà nước về du lịch

Để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước về du lịch cần thết phải có sự phân cấp quản lý giữa cấp trung ương và cấp địa phương.Sự khác nhau ở đây chỉ là phạm vi.

Quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương bao gồm Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng; các Bộ, ngành quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội cùng các bộ phận của nó có chức năng quản lý ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch - Đầu rư v.v… các Bộ, ngành, hữu quan tạo điều kiện phát triển du lịch như: Hàng không, Hải quan, Ngoại giao, Công an v.v…

Trước hết tập trung quản lý vào các vấn đề có liên quan đến toàn bộ việc phát triển du lịch của cả nước trên mọi lĩnh vực của ngành du lịch như:

Lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của quốc gia. Ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch.

Kết phối hợp với cán Bộ, ngành có liên quan đến phát triển du lịch chung của cả nước như: Giao thông Vận tải, Bưu chính - Viễn thông, Hải quan, Công an, Thương mại, Giáo dục - Đào tạo, Văn hoá, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên môi trường v.v…

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, xuất phát từ tính chất liên ngành của hoạt động du lịch nhằm vừa đảm bảo mục đích phát triển du lịch vừa đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn môi trường trong sạch, phát huy truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc, một số nước đã thành lập Uỷ ban du lịch quốc gia gồm các thành viên của nhiều bộ, ngành liên quan đến hoạt động du lịch. Uỷ ban này bao gồm các thành viên từ các cơ quan cấp Trung ương đến địa phương. Thường trực Uỷ ban là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Tổng cục Du lịch; Bộ Du lịch, Bộ Bưu chính Viễn thông và Du lịch v.v…).

Ở địa phương trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng có các cơ quan tương tự như ở cấp Trung ương. Song, nó chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc trong cơ cấu của bộ máy nhà nước Trung ương.

Trên cơ sở quán triệt quan điểm thống nhất quản lý nhà nước Trung ương về du lịch, việc quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương) thực hiện các mặt chính sau:

Xây dựng các vấn đề án về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách, và bổ sung cụ thể hoá các chính sách chung, phù hợp với tình hình hoạt động du lịch của địa phương.

Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách qui định và nghiệp vụ chuyên môn.

Theo thẩm quyền, xét cấp giấy chứng nhận, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

Để công việc quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương thực sự quán triệt quan điểm kinh tế nhiều thành phần thì quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương cần khắc phục thói quen chỉ quản lý vĩ mô đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý, mà phải tổ chức mọi thành phần kinh tế ở trên địa bàn của địa phương.

Muốn thực hiện tốt nghiệp việc quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, thì bộ máy tổ chức đảm nhiệm (Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch) phải được tiêu chuẩn hoá theo hướng tinh giảm đầu mối và biên chế, tiêu chuẩn hoá cán bộ, nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w