Phương hướng hạn chế tính thời vụ trong du lịch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 130 - 132)

6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà

6.5.2. Phương hướng hạn chế tính thời vụ trong du lịch.

Tác động nhiều mặt của tính thời vụ trong du lịch đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp trong hoạt động nhằm hạn chế những tác động bất lợi nêu trên trong toàn ngành và các cơ sở phụ thuộc. Muốn đạt được điều đó cần phải xây dựng và áp dụng một chương trình toàn diện để hạn chế ảnh hưởng của thời vụ du lịch trong tàn đất nước, ở nhưngx trung tâm của các loại dịch vụ chính và từng khu du lịch.

a. Tiền đề đầu tiên và quan trọng nhất để có thể áp dụng thắng lợi chương trình hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch là phải xác định được các khả năng kéo dài thời vụ du lịch.

b. Việc phát triển đồng thời nhiều thể loại du lịch trong nước đòi hỏi phải xác định trước thể loại nào là phù hợp nhất đối với các điều kiện khách quan như sau:

+ Giá trị và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch.

+ Quy mô (số lượng ) của luồng khách du lịch đã có và luồng khách triển vọng.

+ Sức tiếp nhận của cơ sở vật chất kỹ thuật. + Tài nguyên lao động trong vùng.

+ Kinh nghiệm tổ chức.

Các thành tựu của khoa học và qua kinh nghiệm của nhiều nước phát triển du lịch cho thấy đối với du lịch nghỉ biển có 3 khả năng chính kéo dài mùa như sau:

- Đạt được sự tương ứng giữa độ dài của thời vụ du lịch.

- Làm sống động hoạt động của các khu du lịch nghỉ biển và nâng cao sức hấp dẫn của chúng vào trước và sau mùa du lịch.

- Tận dụng tài nguyên chữa bệnh, đã có và chuyển hoạt động kinh doanh của một phần cư sở vật chất kỹ thuật sang hoạt động quanh năm.

Đối với thể loại du lịch khác cũng có thể xác lập khả năng kéo dài thời vụ du lịch theo cách tương tự.

Một tiền đề quan trọng khác nhằm hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời vụ đối với từng trung tâm du lịch, là việc tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai. Điều đó đòi hỏi phải xác định được những thể loại du lịch mới có thể phát triển thắng lợi ở đây. Việc đánh giá phải dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn sau:

- Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch chính lúc ngoài mùa du lịch chính. - Khả năng huy động những tài nguyên chưa được khai thác.

- Nguồn khách triển vọng theo số lượng và cơ cấu.

Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật - kỹ thuật đã có (dấnh giá hướng tính có lợi của cơ sở đó trong việc thoả mãn nhu cầu cho nhóm du lịch khác).

Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị để có thể thoả mãn quanh năm nhu cầu của đa số khách du lịch. Việc đảm bảo các tiêu chuẩn trên cho phép xác lập:

- Hoạt động của các khu du lịch biển có thể phong phú thêm nhờ du lịch chữa bệnh của các nhóm với những nhu cầu đặc biệt vào trước, sau và ngoài mùa du lịch.

- Các trung tâm thể thao mùa đông có thể thu hút khách vào mùa hè với các hoạt động thể thao như: quần vợt, đánh gôn,…

- Các trung tâm du lịch có thể đa dạng hoá hoạt động của mình bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi vào mùa hè thu hút khách du lịch vào cuối tuần.

- Các trung tâm du lịch chữa bệnh và khó tìm được các thể loại bổ xung có hiệu quả. Để bù đắp lại, chúng ta có thời vụ kéo dài các thời vụ khác.

Giữa các khu du lịch phát triển cùng thể loại du lịch có những đặc điểm khác nhau do chúng có vị trí khác nhau, có thời gian xây dựng khác nhau và để chuyên phục vụ các nhóm du lịch khác nhau,…điều đó đặt ra sự cần thiết phải lựa chọn các thể loại du lịch bổ xung cho phù hợp với điều kiện khách quan cụ thể của từng khu du lịch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w