Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 61 - 66)

3. Các tác động của du lịch

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch

Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch (Vùng, á vùng, tiểu vùng – trung tâm - điểm du lịch). Quy mô, thể loại, chất lượng, hiệu quả của hoạt động du lịch được xác định trên cơ sở khối lượng, chất lượng tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách. Tài nguyên du lịch quyết định sức hấp dẫn của du lịch.

1. Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ; những tài nguyên này được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch.

Đối với ngành du lịch, tài nguyên du lịch chính là đối tượng lao động.

2. Phân loại tài nguyên du lịch

Xét về cơ cấu, tài nguyên du lịch gồm 2 bộ phận hợp thành:

@. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Gồm các hợp phần tự nhiên: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thực động vật và vị trí địa lý có sức hẫp dẫn du khách và được khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch.

* Vị trí địa lý:

Mỗi quốc gia, mỗi vùng nằm ở một vị trí địa lý khác nhau. Trong nhiều trường hợp, vị trí địa lý của quốc gia này lại rất hẫp dẫn du khách từ các quốc gia khác. VD: Đông Nam Á nằm giữa hai quốc gia lớn nhất Phương Đông là Trung Quốc và Ấn Độ, gần cường quốc kinh tế Nhật Bản, nằm trên con đường biển quốc tế quan trọng giữa Úc và các nước phía bắc,… Vị trí địa lý như thế thuận lợi cho giao thông vận tải, đi lại, hấp dẫn du khách đến tham quan.

Ngoài ra, vị trí địa lý và địa hình có quan hệ đến khí hậu, thời tiết => ảnh hưởng gián tiếp đến phát triển du lịch.

* Địa hình: 4 loại địa hình

+ Địa hình đồng bằng: Tương đối đơn điệu về ngoại hình ít hấp dẫn du khách. Song đồng bằng lại là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, cho canh tác nông nghiệp.Từ lâu nó là nơi quần cư đông đúc và thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hoá của con người mà địa hình đồng bằng có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.

+ Địa hình đồi núi: Do sự phân cắt của địa hình nên có tác động mạnh đến tâm lý du lịch dã ngoại rất thích hợp với loại hình cắm trại tham quan, leo núi, các trạm nghỉ. Địa hình đồi núi thường đa dạng, phong phú có sự tương phản nên hấp dẫn du khách hơn địa hình đồng bằng.

+ Địa hình Kars (Đá vôi). Loại địa hình đặc biệt được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đôlômít, thạch cao, muối mỏ…). Một kiểu địa hình Karstơ rất có ý nghĩa với du lịch đó là hang động Karstơ, cảnh quan thiên nhiên của nó cực kỳ hấp dẫn khách du lịch.

Ngoài hang động Karstơ, các kiểu địa hình Karstơ khác cũng rất hấp dẫn du khách như Vịnh Hạ Long - một kiểu Karstơ ngập nước có thể du ngoạn bằng tàu thuỷ, thuyền bè; hay kiểu Karstơ đồng bằng ở vùng Ninh Bình được mệnh danh là Hạ Long trên cạn, thu hút sự chú ý của du khách trong nước và quốc tế.

+ Các kiểu địa hình bờ bãi biển: Khai thác cho du lịch tham quan theo chuyên đề, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển.

* Tài nguyên khí hậu

Hai chỉ tiêu chính là: Nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra có thể kể đến những yếu tố khác như gió, lượng mưa, áp suất…

Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch và là tác nhân chủ yếu gây ra tính mùa vụ của du lịch: Nhiều cuộc điều tra chỉ ra rằng du khách thường chán những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Mỗi loại hình du lịch

đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau, căn cứ vào điều kiện khí hậu mà lựa chọn loại hình du lịch cho thích hợp.

VD: Khách du lịch ở biển thường ưa thích những điều kiện khí hậu sau.

+ ít mưa trong thời vụ du lịch (khu vực bãi biển cần có mùa du lịch tương đối khô) ở Việt Nam: Số ngày mưa nhiều, lượng mưa lớn.

+ Số giờ nắng trung bình trong ngày cao (Vùng biển địa trung hải, Caribê, Đông Nam á có nhiều ánh nắng mặt trời, số giờ nắng trung bình trong ngày cao nên rất thu hút khách du lịch)

Số giờ nắng ở Việt Nam có sự khác biệt rất mạnh giữa các vùng (trang 121)

+ Nhiệt độ nước biển điều hoà, thích hợp nhất với du khách tắm biển là 20 độ c – 25 độ C

+ Nhiệt độ trung bình của không khí ban ngày không cao lắm.

Khí hậu Việt Nam đa dạng, thất thường phân hoá theo Bắc Nam, Tây Đông ( Miền bắc, Miền Nam)

Các vùng khác nhau sẽ có tính mùa vụ du lịch khác nhau do ảnh hưởng của khí hậu.

+ Du lịch quanh năm: Đối với du lịch chữa bệnh suối khoáng, một số loại du lịch trên núi diễn ra ở mùa hè và mùa đông.

Thất thường: Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, nhiều bão.

+ Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể triển khai nhiều thể loại du lịch như du lịch biển, du lịch nghỉ núi…

Sự thất thường … chế độ nhiệt thường diễn ra chủ yếu ở miền bắc, nơi mà gió mùa đông bắc đã mang lại không khí lạnh từ vùng ôn đới.

* Tài nguyên nước

Gồm nước ngầm và nước trên mặt đất. Nước có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch. Tài nguyên nước nằm trong đại dương, biển, hồ, sông, ngòi, suối, thác, nước… Nước cho đời sống hàng ngày nói chung và phục vụ đời sống hàng ngày của du khách khi

đi du lịch nói riêng. Nước tạo ra cảnh quan, môi trường du lịch (công viên nước, du thuyền trên hồ…)

Trong tài nguyên nước, không thể không kể đến tài nguyên nước khoáng có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.

* Tài nguyên thực, động vật

Tài nguyên thực, động vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của du lịch

Những nơi có hệ thực, động vật phong phú, đa dạng, nơi tồn tại thực, động vật quý, độc đáo tạo điều kiện phát triển du lịch nghiên cứu khoa học.

Những khu bảo tồn thiên nhiên với thế giới động thực vật sống động lại thu hút nhiều khách du lịch tham quan.

Rừng nhiệt đới nhiều cây leo, cây to rất hấp dẫn khách Châu Âu.

@. Tài nguyên du lịch nhân văn

Nhóm tài nguyên này do con người tạo ra, bao gồm các di sản văn hoá thế giới, và di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác.

* Di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử văn hoá

- Di sản văn hoá thế giới: Việc một di sản quốc gia được công nhận là di sản thế giới mang lại ý nghĩa to lớn. Các giá trị văn hoá, thẩm mỹ cũng như ý nghĩa kinh tế, chính trị vượt khỏi phạm vi quốc gia, có ý nghĩa toàn cầu, khả năng hấp dẫn khách lớn.

(Đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định trong 6 tiêu chuẩn của Hội đồng di sản thế giới WHO)

Di sản văn hoá trên thế giới hiện nay đã đạt tới con số 344.

Việt Nam: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế.

- Di tích lịch sử văn hoá: Là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội.

Di tích lịch sử văn hoá được phân chia thành 4 loại cơ bản

+ Di tích văn hoá khảo cổ: (di tích khảo cổ tồn tại trong lòng đất hoặc trên mặt đất thành luỹ, bức chạm, khắc…)

+ Di tích lịch sử: Ghi lại đặc điểm lịch sử mỗi dân tộc.

Gồm: Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn, ở, sinh hoạt của các tộc người. Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu

Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược + Di tích văn hoá nghệ thuật (ktrúc nth)

+ Các danh lam thắng cảnh: Là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp có công trình xây dựng cổ nổi tiếng (như chùa, đền thờ…)

(Hương Tích, Động Tam Thanh, Yên Tử…)

* Các lễ hội

Là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại.

Lễ hội gồm 2 thành phần: Phần nghi lễ và phần hội

Lễ hội có thể là hội làng hội vùng và hội cả nước, ở phần hội thường diễn ra những trò vui, thi nghề, thi hát…

Lễ hội thường xuất hiện tập trung vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Lễ hội ở Việt Nam rất hẫp dẫn du khách quốc tế bởi bản sắc độc đáo của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

* Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Đó là tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, các nét trang phục truyền thống… Các đối tượng này ở mỗi dân tộc khác nhau sẽ mang sắc thái khác nhau nên rất thu hút khách du lịch.

Gồm các trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế…

Các đối tượng trên không chỉ thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu mà còn hấp dẫn nhiều loại du khách với nhiều mục đích khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w