Đặc điểm của bản thân lao động du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 88 - 92)

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

4.1.2. Đặc điểm của bản thân lao động du lịch

4.1.2.1. Lao động du lịch bao gồm: Lao động sản xuất vật chất và lao động phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Trong xã hội, lao động tác động trực tiếp lên đối tượng lao động để tạo ra snr phẩm vật chất là lao động sản xuất vật chất, còn lao động không trực tiếp tác động lên đối tượng lao động và kết quả của nó không có biểu hiện vật chất là nơi lao động sản xuất phi vật chất.

Lao động du lịch nhằm mục đích tạo ra mọi điều kiện và tiện nghi thuận lợi và lửutú của họ tại điểm du lịch trong thời gian đi lại và lưu trú của họ tại điểm du lịch. Lao động này bao gồm lao động sản xuất vật chất là lao động sản xuất phi vật chất, cùng với sự tiêu hao về sức lực và trí tuệ của người lao động. Ví dụ: Lao động của công nhân nhà bếp là lao động sản xuất vật chất, còn lao động của hướng dẫn viên du lịch, đón tiếp khách sạn là lao động sản xuất phi vật chất.

Hoạt động du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch là chủ yếu. Trong quá trình phục vụ du lịch, người công nhân du lịch tiêu hao sức lao động để tạo ra dịch vụ và tạo điều kiện thực hiện chung, từ đó đã phát triển mọi nhu cầu của khách du lịch. Mặt khác dịch vụ du lịch không có biểu hiện vật chất và không hoàn toàn mang tính hàng hoá. Do vậy lao động tạo ra và thực hiện dịch vụ là lao động sản xuất phi vật chất. Trong du lịch lao động này chiếm tỷ trọng lớn hơn, lao động trong một số hoạt động cơ bản của du lịch như phục vụ đi lại, lưu trú, tham quan, bãi tắm.v.v… là lao động sản xuất phi vật chất, lao động trong một số ít hoạt động khác của du lịch như sản xuất món ăn, sản xuất một số hàng chuyên dùng cho du lịch v.v… lao động sản xuất vật chất.

Lao động thực hiện dịch vụ không tạo ra giá trị mới và không làm biến đổi. Nhưng chúng tôi đã biết dịch vụ bao gồm giá trị lao động sống và lao động vật hoá.

Ví dụ: Giá trị của dịch vụ phục vụ tham quan bao gồm cả giá trị nhiên liệu cùng với khấu hao phương tiện vận tải. Khi dịch vụ được bán đi tức là chúng ta thực hiện giá trị dịch vụ dưới dạng tiền tệ. Như vậy lao động thực hiện dịch vụ chỉ biến đổi giá trị từ dạng hàng hoá sang tiền tệ. Nó không làm tăng lên hoặc giảm đi giá trị ban đầu.

4.1.2.2. Mức độ chuyên môn hoá của lao động cao

Lao động du lịch là lao động kỹ thuật, đòi hỏi có sự chuẩn bị nghiệp vụ cao. Sự chuyên môn hoá thể hiện rõ nét nhất ở lao động trong cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống du lịch. Ví dụ: trong khách sạn có các nghiệp vụ chuyên môn khác nhau: phục vụ buồng, phục vụ bàn, đổi tiền, phục vụ y tế, thể thao, vui chơi giải trí.v.v… Tính chuyên môn hoá còn được thể hiện ở từng khu vực, khâp phục vụ. Tính chuyên môn hoá của lao động du lịch là nguyên nhân làm cho một số hoạt động phục vụ du lịch trở nên độc lập như: hướng dẫn viên du lịch, đón tiếp khách sạn, tổ chức du lịch, tuyên truyền quảng cáo…

Tính chuyên môn hoá của lao động du lịch đã gây khó khăn cho việc thay thế nhân lực một cách đột xuất: như khi họ nghỉ ốm, nghỉ phép v.v… Do vậy gây ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình phục vụ du lịch. Ví dụ: Một hướng dẫn viên du lịch chuyên cho một loại khách nghỉ đột xuất, sẽ khó tìm được người thay thế anh ta.

4.1.2.3. Thời gian lao động phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng

Đặc điểm này của lao động du lịch là do giờ làm việc thường bị đứt đoạn và tương ứng với thời gian đến hoặc ra đi của khách du lịch. Ngày làm việc thường bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào lúc tối khuya, đặc biệt làm việc cả ngày lễ, ngày chủ nhật, ngoài giờ làm việc của người lao động ở những lĩnh vực sản xuất hoặc phi sản xuất khác. Đối với lao động phục vụ lưu trú du lịch giờ làm việc kéo dài 24 tiếng trên 24 tiếng, do vậy việc tổ chức lao động phải chia làm 3 ca làm việc.

Đặc điểm này của du lịch đã gây khó khăn cho việc tổ chức lao động một cách hợp lý làm cho người lao động trong ngành du lịch, trong mùa du lịch không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống

riêng của họ. Ví dụ: Lao động của đón tiếp viên du lịch hoặc hướng dẫn viên du lịch diễn ra bất kỳ vào thời gian nào trong ngày do vậy ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ.

4.1.2.4. Cường độ lao động không cao nhưng phải chịu đựng tâm lý vào môi trường lao động phức tạp

So với một số lao động sản xuất vật chất hoặc sản xuất phi vật chất khác thì lao động du lịch có cường độ thấp hơn. Thay vào đó lao động du lịch ở trong môi trường phải chịu đựng tâm lý cao. Người lao động trong ngành du lịch đặc biệt lao động có quan hệ trực tiếp với khách du lịch như phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên du lịch v.v… phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng khách du lịch. Do vậy, để phục vụ đạt được chất lượng cao người lao động phải có sức chịu đựng về tâm lý.

Ở một số nghiệp vụ, điều kiện lao động tương đối khó khăn, lao động diễn ra ở môi trường tương đối nguy hiểm như: môi trường gây bệnh truyền nhiễm hoặc một số bệnh khác. Sự giao tiếp với nhiều loại người tiêu dùng khi phục vụ càng tăng thêm sự nguy hiểm này.

4.1.3.Nội dung của lao động du lịch

Nội dung của lao động du lịch rất phong phú và mang nhiều nét đặc trưng với sự đa dạng, phức tạp của đối tượng, công cụ, sản phẩm lao động cũng như chức năng và điều kiện lao động.

1. Đối tượng lao động

Đối tượng lao động du lịch có nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong một số hoạt động phục vụ du lịch, đối tượng lao động là hàng hoá vật chất cụ thể, đó là sản phẩm của các ngành kinh tế quốc dân khác như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng v.v… Ví dụ: trong lao động của công dân nhà bếp đối tượng lao động là sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghiệp thực phẩm.

Trong một số hoạt động khác, đối tượng của lao động du lịch là tài nguyên thiên nhiên không ở dạng nguyên liệu. Ví dụ: điều kiện thuận lội của giao thông, phong cảnh thiên nhiên đẹp, điều kiện thuận lợi cho lưu trú nghỉ ngơi, giải trí, cho

những ấn tượng tốt đẹp, tình cảm yêu mến v.v… ở dạng này đối tượng lao động du lịch mang tính phi vật chất.

Đối tượng lao động du lịch còn là khác du lịch cụ thể là tâm lý, trạng thái tình cảm sở thích, nhu cầu của họ. Ví dụ: đối tượng lao động của hoạt động hướng dẫn du lịch, tuyên truyền quảng cáo là khác du lịch. ở dạng này đối tượng lao động du lịch đòi hỏi người cán bộ du lịch phải có những biện pháp đặc biệt trong quá trình lao động trực tiếp với nó.

đối tượng lao động ở dạng vật chất sẽ cho chúng ta một sản phẩm cụ thể theo ý muốn, nhưng chúng ta không có tình cảm đặc biệt đối với chúng. khi đối tượng du lịch là khác du lịch thì sẽ có nhiều tình huống phức tạp không lường trước được đối với sản phẩm lao động. Người lao động phải thể hiện tình cảm đặc biệt đối với đối tượng lao động khách du lịch có những đặc điểm khác nhau về dân tộc, thành phần xă hội, tuổi tác, tính tình, động cơ du lịch, khả năng vật chất v.v… Chính vì vậy lao động với đối tượng là khách du lịch sẽ trở nên rất phức tạp.

2. Công cụ lao động:

Công cụ lao động du lịch phụ thuộc vào đối tượng lao động. Có lao động sử dụng công cụ lao động là máy móc, trang thiết bị, lao động có công cụ có thể được cơ giới hoá, tự động hoá. Ví dụ: lao động của công dân nhà bếp có thể sử dụng máy mó, thiết bị tự động trong nhà bếp v.v… ở đay cần lưu ý rằng các dịch vụ hàng hoá du lịch đáp ứng nhu cầu cao cấp của con người, đó là cấ dịch vụ hàng hoá đắt tiền. Người nào trở thành khách du lịch đều mong đợi chất lượng hàng hoá du lịch. Họ có thể phải tờ bỏ một số nhu cầu khác để danh cho du lịch vì vậy dịch vụ hàng hoá không được để cho họ lấy làm tiếc vì điều đó. Do vậy công cụ lao động cần đảm bảo được chất lượng của dịch vụ hàng hoá du lịch. Sự áp dụng cơ giới hoá, tự động hoá lại còn là điều kiện cần thiết cho sư phát triển du lịch. Nó là biện pháp cạnh tranh trên thị trường du lịch, giúp cho việc phục vụ được nhanh chóng chính xác kịp thời.

Có lao động không có công cụ lao động mà sử dụng trực tiếp sức lao động con người. Ví dụ: lao động của đón tiếp viên du lịch, của hướng dẫn viên du lịch, phục vụ buồng v.v… Mặc dụ kho khăn nhưng cần tiếp tục tìm kiếm khả năng áp dụng máy móc, cơ giới hoá để giảm nhẹ lao động chân tay trong hoạt động du lịch. Điều cần lưu ý ở đây là nếu việc áp dụng cơ giới hoá, tự động hoá trong lao động du lịch dẫn đến sự mất cảm xúc của khác du lịch thì không nên áp dụng vì điều này sẽ không mang lại hiệu quả cần thiết .

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w