Các tác hại về kinh tế và xã hội do việc khai thác phát triển du lịch quá tải đem lại:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 56 - 58)

3. Các tác động của du lịch

3.3. Các tác hại về kinh tế và xã hội do việc khai thác phát triển du lịch quá tải đem lại:

đem lại:

Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng bằng cho cán bộ thanh toán quốc tế, sẽ gây áp lực cho lạm phát. Vì lý do này, một số nước trên thế giới đã phải dùng các biện pháp ngăn chặn như hạn chế các chuyến du lịch (ví dụ: quy định cho mỗi công dân một năm chỉ được đi du lịch ra nước ngoài một lần, trong mỗi chuyến đi chỉ được mang ra khỏi biên giới mộit lượng tiền và ngoại tệ mạnh nhất định).

Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch. Ngành du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu, việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếutố chủ quan và khách quan (khách du lịch tiềm năng rất dễ từ chối một chuyến đi du lịch đã định). Do vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác. Nếu tỷ trọng của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (DGP) của một nước thì nền kinh tế của nước đó có nhiều khả năng bấp bênh hơn.

Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành và trong việc sử dụng lao động của du lịch. Nguyên nhân chính ở đây, là do ngành du lịch có liên két mật thiết với nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân (sử dụng sản phẩm công, công nghiệp.v.v…) mà thường thì tiêu dùng du lịch lại sử ra theo thời vụ. Chính tính thời vụ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động của du lịch.

Làm ô nhiễm môi trường hoặc làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Gây ra một số tệ nạn xã hội (do kinh doanhcác hình thức du lịch không lành mạnh) và các tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần của một dân tộc.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w