Quá trình hình thành và phát triển ngành Du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 157 - 167)

6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà

7.3.4. Quá trình hình thành và phát triển ngành Du lịch Việt Nam

Có những dấu hiệu lịch sử cho thấy rằng hoạt động của du lịch Việt Nam đã có từ lâu đời. Song, cho đến nay vẫn chưa xác định được thời điểm hình thành.

Ví dụ: Sách "Đại nam nhất thống" đã ghi về vùng du lịch Phan Thiết năm

1887, có phòng dành riêng tiếp vua chúa các nước Đông Dương và toàn quyền Pháp với nhiều khách sạn và biệt thự nghỉ mát.

Vào mùa xuân nhiều hội hè được mở ra, nhất là ở các tỉnh miền Bắc, thu hút khách ở mọi miền đất nước. Hội đền Hùng (10/3), Hội chùa Hương (1 đến tháng 3 âm lịch), Hội Lim, Hội Gióng v.v… là những lễ hội đã có từ lâu đời, mang tính chất truyền thống và cũng là tiềm năng du lịch của nước ta.

Thời kỳ Pháp thuộc, ở những trung tâm kinh tế - văn hoá như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn v.v… hình thành hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống phục vụ khách bộ hành và khách ngoại quốc. Tại những vùng có khí hậu tốt, có những danh lam thắng cảnh đẹp như Hạ Long, Tam Đảo, Nha Trang, Đà Lạt v.v… đã xây dựng nhiều biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng phục vụ cho các nhà cầm quyền và những thương nhân giàu có.

Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, Nhà nước quốc hữu hoá toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và giao cho Bộ Nội thương quản lý. Hoạt động du lịch lúc này mang tính chất phục vụ là chủ yếu. Do nhu cầu về du lịch trong nước và quốc tế xuất hiện, để khắc phục tình trạng tự phát của du lịch đại chúng Chính phủ ban hàh Nghị định số 26/CP (9/7/1960) thì Công ty du lịch Việt Nam là một tổ chức kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, trực thuộc Bộ Ngoại thương và có những nhiệm vụ chung sau:

Đặt quan hệ và ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài để cho khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam hau khách Việt Nam ra du lịch nước ngoài.

Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết với các tổ chức du lịch nước ngoài, phối hợp với các tổ chức có liên quan ở trong nước để tổ chức cho khách nước ngoài vào du lịch ở Việt Nam và khách Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài.

Tổ chức và quản lý những cơ sở và những phương tiện cần thiết để phục vụ khách du lịch.

Khi thành lập, Công ty chỉ có vài ba chi nhanh đặt tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hoà Bình. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty chỉ có khách sạn với 20 giường đủ khả năng đón tiếp khách du lịch. Phương tiện vận chuyển chỉ có một chiếc xe "Zin" và một chiếc xe "Sim Ca". Đến cuối năm 1961 có 112 người làm việc tại công ty với trình độ nghiệp vụ và kinh doanh còn nhiều hạn chế.

Hoạt động của công ty du lịch Việt Nam lúc này mang tính chất phục vụ nghỉ dưỡng và phục vụ tham quan cho các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam và các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Năm 1963, theo quyết định 164/BNT-TCCB ngày 16/3/1963 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của công tu du lịch Việt Nam thì Công ty du lịch Việt Nam có vốn, tài sản riêng, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ Ngoại thương, có nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Việt Nam để kinh doanh trong việc phục vụ khách du lịch từ nước ngoài vào du lịch trong nước, khách trong nước đi du lịch nước ngoài và các đoàn cán bộ, công nhân viên, nhân dân lao động Việt Nam đi tham quan, nghỉ mát trong nước.

Theo quyết định đó, bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty du lịch Việt Nam đã được cụ thể hoá.

Ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Trong tình hình đất nước có chiến tranh như vậy, du lịch không có điều kiện hoạt động phát triển.

Để đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho khách du lịch, ngày 12/9/1969 trên cơ sở Công ty du lịch Việt Nam, Vụ Du lịch được thành lập và được chuyển sang Bộ Công an. Ngoại Bộ Công an, Vụ còn đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng Phủ Thủ tướng, Tuy trong giai đoạn này hoạt động của ngành du lịch Việt Nam vẫn mang tính chất phục vụ là chủ yếu, song để đáp ứng nhiệm vụ phát triển của ngành, ngành du lịch Việt Nam đã đầu tư xây dựng một số tuyến điểm du lịch quan trọng, thành lập xí nghiệp xe, công ty vật tư du lịch và một số bộ phận chuyên môn… chuyên phục vụ chuyên gia và khách du lịch nước ngoài.

Đến năm 1975 khi đất nước được thống nhất, ngành du lịch Việt Nam được tiếp quản hàng loạt khách sạn, nhà hàng cảu chính quyền cũ miền Nam Việt Nam để lại ở các thành phố lơn như thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng, Vũng Tàu v.v… Song tự quản lý các cơ sở này lại không tập trung vào một mối. Công ty du lịch Việt Nam được giao một số cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống ở Vũng Tàu, Đà Nắng v.v… còn lại các cơ sở khác được giao cho các ngành, các đơn vị khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc quản lý ngành không được thống nhất.

Năm 1977 du lịch được giao toàn bộ cho ngành công an quản lý. Dần dần, do sự giao lưu giữa hai miền gia tăng và lượng khách từ các nước xã hội chủ nghĩa cũ đến Việt Nam công vụ ngày càng nhiều với những nhu cầu nghỉ dưỡng tham quan, ở một số tỉnh, thành phố đã thành lập các công ty du lịch địa phương, đặc biệt là ở các vùng phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang v.v… Như vậy, tại các vung này công ty du lịch của Trung ương đóng tại địa bàn chỉ quản lý một phân các cơ sở du lịch (các khách sạn), còn lại một phần thi do các công ty du lịch trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý. Trước tình hình đó Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập nhằm thống nhất quản lý công tác du lịch trong cả nước.

Giai đoạn 1979 - 1990

Ngày 27/6/1978, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quết số 282/NQ-QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam (từ một vụ của Bộ Nội vụ). Căn cứ vào Nghị quyết số 32/CP về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổng cục du lịch Việt Nam. Điều 1 của Nghị định khẳng đinh "Tổng cục du lịch Việt Nam là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thống nhất quản lý du lịch trong cả nước". Như vậy sự ra đời của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong sự chỉ đạo của Nhà nước đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam.

Với quyền hạn được mở rộng trong giai đoạn này Tổng cục du lịch Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách thống nhất đối với trên 30 công ty du lịch trong cả nước cùng với một cơ sở vật chất du lịch ngày một phát triển và hàng vạn cán bộ công nhân viên có trình độ kinh nghiệm để phục vụ khách Du lịch được quy định cụ thể bởi Nghị định 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 18/6/1987. Nghị định phân định rõ các chức năng của Tổng cục Du lịch thành 3 khối:

Khối các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch gồm văn phòng Tổng cục, các vụ chức năng… thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước.

Khối các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Tổng cục Du lịch.

Khối các đơn vị trực tiếp kinh doanh gồm các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch.

Như vậy, trên thực tế Tổng cục Du lịch ngoài chức năng quản lý nhà nước về du lịch còn quản lý trực tiếp các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Trung ương. Do đó, không có sự tách biệt giữa hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn 1990 đến nay

Trong quá trình tinh giảm biên chế, rút gọn bộ máy tổ chức, ngày 31/01/1990, căn cứ Quyết định số 224 của Hội đồng nhà nước, Tổng cục Du lịch Việt Nam được sáp nhập với một số cơ quan khác thành Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Cùng thời gian này, nền kinh tế Việt Nam đã bắt dầu có sự chuyển đổi về cơ bản, đạt những thành quả đáng khích lệ. Thêm vào đó, năm 1990 được chọn là "Năm du lịch Việt Nam" đã góp phần thúc đẩy tích cực cho hoạt động du lịch của đất nước. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh du lịch đã được mở ra ở nhiều ngành, nhiều cơ quan, không chỉ trong phạm vi các thành phần kinh tế khác. Đảng

và Nhà nước đã xác định và ngày càng khẳng định cần ot ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mạnh của đất nước.

Tháng 4 năm 1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 119/HĐ - BT về việc thành lập Tổng công ty du lịch Việt Nam trên cơ sở các bộ phận kinh doanh du lịch trước đây với tiền thân ban đầu là công ty du lịch. Tên đối ngoại của Tổng công ty du lịch Việt Nam là Vietnamtourism. Tổng công ty có các chi nhánh là các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Do trực thuộc Bộ chủ quản không mang tính kinh tế, chưa được sự chỉ đạo phù hợp về mặt chuyên môn và đặc biệt là non kém về mặt hoạt động kinh doanh, nhiều công ty du lịch lâm vào tình trạng thua lỗ, vi phạm quy chế và pháp luật, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước.

Trên cơ sở coi du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, tháng 12 năm 1991 ngành du lịch được tách khỏi Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch để sáp nhập vào Bộ Thương mại - Du lịch.

Tuy nhiên, do bản chất của ngành du lịch không chỉ là một ngành kinh tế dịch vụ đơn thuần mà là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp cao cho nên trong công tác tổ chức, quản lý Bộ chủ quản vẫn còn gặp nhiều vướng mắc nhất định. Hiệu quả của hoạt động du lịch còn chưa cao, sản phẩm của du lịch Việt Nam còn khá đơn điệu, chất lượng phục vụ thấp. Thấy được những nguyên nhân đó, ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/CP về việc thành lập lại Tổng cục Du lịch Việt Nam như một cơ quan độc lập ngang Bộ, trực thuộc Chính phủ. Tiếp theo đó, ngày 27/12/1992, Chính phủ ra tiếp Nghị định 20/CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Các điều khoản chính của Nghị định này là:

Điều 1: Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng

quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trong phạm vi cả nước, bao gồm hoạt động về du lịch của các thành phần kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2: Tổng cục Du lịch có nhiệm vụ quyền hạn:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển ngành du lịch trình Chính phủ phê duyệt, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch ấy.

2. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về hoạt động du lịch để Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; trình Chính phủ, ban hành các văn bản dưới luật, các chế độ, chính sách đối với hoạt động du lịch; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về du lịch; cấp sửa đổi, đình chỉ, thu hồi các loại chứng chỉ về chuyên môn, giấy phép kinh doanh du lịch và khách sạn du lịch theo quy định của Nhà nước và phù hợp với pháp luật quốc tế, thoả thuận bằng văn bản với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài và du lịch.

3. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch - khách sạn về du lịch, về nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh đoanhl, về công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo du lịch.

4. Trình Chính phủ phương hướng, kế hoạch hợp tác quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế về du lịch; đàm pán, ký kết với các tổ chức hữu quan của nước ngoài về hoạt động du lịch theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế và điều ước quốc tế đã ký kết.

5. Trình Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức và chức danh tiêu chuẩn viên chức ngành du lịch; tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật viên chức thuộc Tổng cục quản lý;

6. Thanh tra, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân (kể cả các tổ chức và cá nhân người nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam) trong việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của nhà nước và các quy định của tổng cục du lịch. Tổng cục trưởng tổng cục du lịch được xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền quy định tại điều 25, 26 và 27 của luật Tổ chức chính phủ.

Quản lý các doanh nghiệp, các tổ chức sự nghiệp, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc theo Nghị định 53/CP ngày 7/8/1995 như sau:

Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Vụ Kế hoạch và Đầu tư; Vụ khách sạn; Vụ lữ hành; Vụ hợp tác quốc tế; Vụ tổ chức - Cán bộ; Thanh tra tổng cục; văn phòng Tổng cục (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng); Cục xúc tiến Du lịch.

Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc tổng cục Du lịch. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Trung tâm Thông tin du lịch; Tạp chí Du lịch; Báo Du lịch.

Các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch: Trường Cao đẳng du lịch hà Nội, Trường Trung cấp nghiệp vụ Du lịch Huế, Trường trung cấp nghiệp vụ Du lịch Vũng tàu.

Ngoài ra còn có các cơ sở Du lịch được thành lập ở các tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và hoạt động du lịch sôi nổi như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải phong, Hà tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế,

Quảng Nam, Đà Nẵng Khánh Hoà, Lâm Đồng, Vũng Tàu, TP. HCM, Cần thơ… Các sở du lịch và các Sở Thương mại - Du lịch ở các tỉnh khác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh và thành phố tương ứng.

Ngày 19 tháng 8 năm 2003, Thủ tướng chính phủ đã ban hành nghị định số 94/2003/NĐ - Cp quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Tổng cục du lịch.

Vị trí và chức năng:

Tổng cục Du lịch là các cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tổng cục Du lịch theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Du lịch có trách nhiệm thực hiện nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch.

Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác kiên quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 157 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w