HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG KINH DOANH DU LỊCH 1 Khái niệm hiệu quả kinh tế trong du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 189 - 193)

6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà

HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG KINH DOANH DU LỊCH 1 Khái niệm hiệu quả kinh tế trong du lịch

1. Khái niệm hiệu quả kinh tế trong du lịch

Khác với các ngành kinh tế quốc dân khác, khi nói tới hiệu quả du lịch phải xét trên hai mặt, đó là hiệu quả xã hội thể hiện ý nghĩa góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho người dân lao động, từ đó tăng tuổi thọ và khả năng làm việc cho nhân dân. Bên cạnh đó du lịch còn đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao hiểu biết về xã hội, giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc và tinh thần quốc tế vô sản.

+ Hiệu quả kinh tế: thể hiện mức độ tận dụng các yếu tố sản xuất và các tài nguyên du lịch trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra và thực hiện một khối lượng lớn nhất cho dịch vụ hàng hoá có chất lượng cao để thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch với chi phí ít nhất và đảm bảo tốt môi trường.

Trong lĩnh vực sản xuất hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mối tuơng quan giữ kết quả sản xuất và chi phí sản xuất. Những chi phí đó là đặc trưng về mặt số lượng của hiệu quả. Hay nói cách khác tiêu chuẩn biểu hiện chất lượng của hiệu quả kinh tế, còn chỉ tiêu chính là mặt số lượng của nó. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế được thể hiện qua mục tiêu của hoạt động này: tức là phải đảm bảo thu nhập (ngoại tệ và bằng tiền Việt Nam) cao nhất với chi phí lao động sống và vật hoá thấp nhất (trong điều kiện kinh tế có lợi nhất cho ngành và cho nền kinh tế).

Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế trong du lịch được biểu hiện thông qua một hệ thống chỉ tiêu, yêu cầu đặt ra là hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong du lịch phải bao gồm các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của bản thân ngành du lịch và các chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ tham gia của ngành này vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân. Nhờ đó ta có thể so sánh hiệu quả kinh tế của ngành du lịch nói chung và của du lịch quốc tế nói riêng với hiệu quả kinh tế của ngành kinh tế khác như: ngoại thương, giao thông vận tải… Trên thực tế có một số chỉ tiêu được sử dụng với cả hai mục đích trên.

Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong du lịch có thể được chia thành các nhóm khác nhau:

- Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của bản thân ngành du lịch.

- Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đánh giá sự tham gia của hoạt động du lịch vào việc nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân.

- Nhóm các chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh tế của du lịch quốc tế với các ngành kinh tế khác.

- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tác động dây chuyền của sự tăng trưởng kinh tế nhờ các mối quan hệ liên doanh liên kết của ngành du lịch với các ngành kinh tế khác.

Ở đây chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch quốc tế. Từ đó sẽ tự rút được ra những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động của du lịch nội địa.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch quốc tế gồm hai nhóm chỉ tiêu:

1 - Nhóm 1: Là nhóm các chỉ tiêu chủ yếu, bao gồm:

a) Chỉ tiêu doanh lợi: thể hiện mức độ tận dụng chi phí (hoặc vốn) trong quá trình phục vụ khách: hay nói cách khác doanh lợi là tỉ lệ phần trăm giữa lợi nhuận với chi phí (hoặc vốn).

Doanh lợi được biểu hiện bằng công thức sau:

Trong đó: d - doanh lợi (%) tính theo chi phí (hoặc vốn) L - Lợi nhuận C - Chi phí V - Vốn L L d = x 100 hoặc d = x 100 C V

b) Thời gian thu hồi vốn cơ bản: được chia làm hai loại:

+ Thời hạn thu hồi vốn đầu tư cơ bản đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa lại, hiện đại hoá. Nó là khoảng thời gian mà trong đó lợi nhuận thu được hay số tiết kiệm chi phí sản xuất do hạ giá thành sản phẩm đạt được bằng số vốn đầu tư bỏ ra. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của công thức:

Trong đó:

th : Thời gian thu hồi vốn đầu tư. Vdt : Tổng số vốn đầu tư.

L : Lợi nhuận.

c : Tiết kiệm phí cho hạ giá thành sản phẩm.

+ Thời gian thu hồi khoản tín dụng bằng thu nhập ngoại tệ của cơ sở. Khoản tín dụng được coi là được sử dụng có hiệu quả nếu thu nhập ngoại tệ của cơ sở mới thanh toán được trước thời hạn quy định nếu thu nhập ngoại tệ của cơ sở mới thanh toán được trước thời hạn quy định theo hợp đồng vay, hoặc tổng thu nhập trong thời gian quy định theo hợp đồng lớn hơn tổng số tín dụng và lãi suất tín dụng.

Chỉ tiêu có thể được biểu diến bằng công thức:

Trong đó:

tn : thời hạn thu hồi khoản tín dụng bằng ngoại tệ để xây dựng cơ sở Vn : Tín dụng bằng ngoại tệ. Vdt Vdt th = hoặc th = L c Vn tn = n

n : Thu nhập ngoại tệ của cơ sở trừ đi lãi xuất tín dụng bằng ngoại tệ

c) Năng xuất lao động: là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm tạo ra trong kỳ kế hoạch và số lượng công nhân viên bình quân, nó thể hiện kết quả của lao động và được biểtu diễn như sau:

S W =

A Trong đó:

W : Năng suất lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S : Khối lượng sản phẩm của kế hoạch A : Số lượng công nhân viên bình quân

2 - Nhóm 2: Nhóm các chỉ tiêu bổ sung: dùng để đo hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế.

a/ Số ngoại tệ thựa hiện được một giường (hoặc 1 phòng, 1 chỗ trong camping, motol…).

Nó thể hiện hiệu quả sử dụng cơ sở kỹ thuật phục vụ khách du lịch quốc tế, là tỷ lệ giữa tổng thu nhập ngoại tệ với tổng số giường (hoặc tổng số phòng, tổng số chỗ, camping…).

b/ Số ngoại tệ thực hiện được trên một đầu người cán bộ công nhân viên phục vụ quốc tế. Nó thể hiện mức độ tận dụng lao động của cán bộ công nhân viên trong tổ chức du lịch.

c/ Hiệu quả ngoại tệ của vốn sản xuất chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích hiệu quả ngoại tệ vốn sản xuất trong từng cơ sở du lịch hoặc biểu hiện hiệu quả ngoại tệ đối với đầu tư cơ bản cho các công trình xây dựng, hiện đại hoá, sửa chữa.

Có thể viết theo công thức:

N N

Hnv = Hoặc Hnv =

Trong đó:

Hnv : Hiệu quả ngoại tệ của vốn sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 189 - 193)