Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 36)

Ở Việt Nam trước đây thường tồn tại một số tranh cãi xung quanh vấn đề thuật ngữ “Kinh doanh khách sạn” và “Kinh doanh lưu trú”. Một số chuyên gia về du lịch cho rằng, nên chập nhận thuật ngữ “Kinh doanh khách sạn” sẽ dẫn đến việc bó hẹp phạm vi của lĩnh vực hoạt động kinh doanh muốn đề cập và khái niệm “Khách sạn” thường được hiểu từ nghĩa tiếng Anh là “Hotel”, và như vậy chỉ đề cập được một loại hình kinh doanh lưu trú. Còn một số chuyên gia khác lại cho rằng nếu chấp nhận thuật ngữ “Kinh doanh lưu trú” cũng sẽ dẫn đến việc bó hẹp phạm vi của lĩnh vực hoạt động kinh doanh muốn đề cập, vì ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú (Accommodation) ra, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh này, còn có cả các hoạt động kinh doanh khác như: ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng cho khách du lịch, v.v…

Theo nguyên bản tiếng Anh “Hospitality Industry” có thể hiểu là “Ngành khách sạn”. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là hiểu đúng nội dung của lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch mà chúng ta muốn đề cập. Theo quy chế quản lý lữ hành của TCDL ban hành ngày 29/04/1995 thuật ngữ “Kinh doanh khách sạn” được hiểu là “Làm nhiệm vụ tổ chức việc đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”. Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, tại Chương V, Điều 34, lĩnh vực kinh doanh này được định nghĩa là “Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch”. Trên thực tế chúng ta có thể bắt gặp các khái niệm “Kinh doanh khách sạn, nhà hàng” hoặc “Kinh doanh khách sạn”, “Kinh doanh nhà hàng”,

những nội dung cụ thể đó sẽ được nghiên cứu chi tiết trong môn học “Quản trị kinh doanh khách sạn:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 36)