Điểm du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 69 - 71)

3. Các tác động của du lịch

3.2.1. Điểm du lịch

Theo phương án của Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, có 5 cấp phân hệ vị trong hệ thống phân vùng du lịch, gồm. 1. Vùng du lịch 2. Á vùng du lịch 3. Tiểu vùng du lịch 4. Trung tâm du lịch 5. Điểm du lịch

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị.

3.2.1.1. Khái niệm điểm du lịch

Theo nghĩa chung nhất, điểm du lịch là một địa danh du lịch mà khách du lịch hướng đến và lưu lại.

Như vậy điểm du lịch khác với điểm tham quan ở chỗ có sự lưu lại.

Cũng theo định nghĩa trên thì để dược thừa nhận là điểm du lịch phải bao gồm 3 yếu tố cơ bản sau:

+ Là nơi tập trung một loại tài nguyên du lịch nào đó (tự nhiên, văn hóa hặc kinh tế xã hội)

Đây là yếu tố hấp dẫn, thu hút du khách (khách hướng đến)

+ Thuận lợi cho việc đi lại đảm bảo giao thông cho khách đến điểm du lịch

+ Có cơ sở hạ tầng và xã hội bảo đảm việc lưu lại của khách và hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Đó là các cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú và các cơ sở phục vụ vui chơi giải trí.

Cần lưu ý một điểm nữa là: Không gây ảnh hưởng tiêu cực đời sống dân địa phương đó.

Hoạt động du lịch là: ô nhiềm môi trường

Để quản lý khai thác có hiệu quả, người ta phân loại điểm du lịch theo ưu thế tài nguyên du lịch thành một số loại cơ bản sau:

1. Điểm du lịch thiên nhiên

Là loại điểm du lịch gắn với tài nguyên du lịch như rừng, biển, núi,... Từ đó có các điểm du lịch biển (điểm du lịch Trà Cổ, điểm du lịch Đồ Sơn, điểm du lịch Nha Trang…), điểm du lịch núi (điểm du lịch Tam Đảo, điểm du lịch Sa Pa…), điểm du lịch rừng (điểm du lịch Cúc Phương, điểm du lịch rừng Nam Cát Tiên…) thậm chí các điểm du lịch chữa bệnh, khu nghỉ đường, trung tâm thể thao với những môn thể thao như trượt tuyết, bơi thuyền…

2. Điểm du lịch văn hoá

Là những điểm du lịch gắn với tài nguyên du lịch nhân văn, gồm:

* Điểm du lịch lịch sử: Gắn với di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật… (Hoa Lư, Điện Biên Phủ, Côn Đảo, Cố đô Huế, Tháp Chàm…)

* Điểm du lịch sinh hoạt văn hoá: Gắn với các phong tục tập quán đặc sắc, lối sống truyền thống,…(Mai Châu - Hoà Bình, Sa Pa)

* Điểm du lịch tôn giáo: Gắn với những lễ hội, sinh hoạt tâm linh, những trung tâm tôn giáo nổi tiếng.

Trên thế giới có một số trung tâm tôn giáo nổi tiếng như toà thánh Vatican ở Rome, nhà thờ Notre Dame ở Pháp, Mecca ở Ảrâp - xêut.

* Điểm du lịch gắn với những trung tâm văn hóa khoa học: Có thể kể đến các điểm du lịch gắn với các trường Đại học nổi tiếng, các viện nghiên cứu khoa học, thư viện, viện bảo tàng…

3. Điểm du lịch gắn với các trung tâm kinh tế chính trị (của khu vực, quốc gia hoặc thế giới)

Loại này có thể là các trung tâm công nghiệp, thương mại, khu chế xuất, các đô thị… thủ đô, thủ phủ, tỉnh lỵ.

Gồm các điểm du lịch tại các ga, sân bay, hải cảng, trung tâm vận tải lớn và phục vụ cho dạng du lịch quá cảnh (Nơi dừng chân tạm thời của du khách)

Mỗi điểm du lịch đều có sức hấp dẫn riêng của nó, làm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của du khách.

3.2.1.3. Xây dựng một điểm du lịch

Như chúng ta đã biết, điểm du lịch không đơn giản là một điểm tài nguyên. Đi với điều kiện tài nguyên ấy là những điều kiện về đi lại, lưu trú, mặt khác điểm du lịch bao giờ cũng chiếm một diện tích không gian thuộc phạm vi lãnh thổ một địa phương, một vùng, một quốc gia. Hơn nữa khi nói đến điểm du lịch không thể không thể đề cập đến tình hình hoạt động du lịch diễn ra ở đó và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại.

Vì tất cả những lý do trên, khi xây dựng một điểm du lịch cần phải tính đến những khía cạnh sau một cách trọn vẹn:

*. Tài nguyên du lịch (điều kiện cần)

Điều kiện tất yếu phải có:Tài nguyên du lịch là một đại lượng xác định không đổi. Cần xem xét khả năng tài nguyên du lịch có đến đâu thông qua số lượng, chất lượng của nó. Liệu có đủ sức hấp dẫn du khách không? Xác định quy mô điểm du lịch ra sao với khối lượng, chất lượng tài nhuyên thực có.

Cần lưu ý: Ngay đối với loại tài nguyên cũng không phải bất cứ đặc điểm nào của nó cũng đều có ý nghĩa với du lịch.

VD: Địa hình - tài nguyên du lịch tự nhiên

Không phải các dạng địa hình trên đều có giá trị du lịch: Địa hình núi bao giờ cũng hấp dẫn khách hơn địa hình đồng bằng.

* Tình hình cung cầu, của thị trường du lịch.

Phải nắm vững nhu cầu du lịch và xu hướng du lịch của nó trên thị trường,

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w