3. Sản phẩm lao động: Hàng hoá du lịch
TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH 6.1 Khái niệm tính thời vụ và thời vụ du lịch
6.1 - Khái niệm tính thời vụ và thời vụ du lịch
Tính thời vụ trong du lịch đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh quanh năm của hoạt động này. Những khó khăn đó để lại nhiều hậu quả, tai hại về kinh tế xã hội, tổ choc kỹ thuật và tâm lý. Do vậy, ngày nay vấn đề nghiên cứu tính chất thời vụ của du lịch là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này.
Cho đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc nghiên cứu tính chất thời vụ của du lịch chủ yếu tập trung vào nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của thời vụ và những nhân tố quyết định độ dài của thời vụ du lịch. Khi đó các nhà khoa học và các tổ choc du lịch tự đặt ra cho mình nhiệm vụ làm giảm bớt những tác động có hại của một vài nhân tố và tăng cường các biện pháo hạn chế những dao động thời vụ trong hoạt động kinh doanh của các trung tâm du lịch.
Trong những năm gần đây, tuy vẫn quan tâm đến khía cạnh lý thuyết của các vấn đề này, các tổ chức dân tộc và quốc tế về du lịch tập trung mọi chú ý và sức lực vào việc soạn thảo thí nghiệm và ứng dụng những kế hoạch tổng hợp nhằm hạn chế những tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch, và đây là một trong những bí quyết có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của các xí nghiệp du lịch.
Thời vụ du lịch có thể hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hoá xảy ra dưới tác động của một số các nhân tố xác định. Trong thực tế, thời vụ du lịch của một trung tâm hoặc một đất nước nào đó là tập hợp về sự tác động tương kế giữa các biến động theo mùa của cung và cầu trong tiêu dùng du lịch. Sự chênh lệch về thời gian giữa các thể loại du lịch và cường độ biểu hiện của các thể loại đó nếu tập hợp lại sẽ cho ta đường cong thể hiện các biến động thời vụ của toàn bộ hoạt động du lịch. (nên đưa ví dụ)
Sự phát triển của thời vụ du lịch vào hai thế kẻ cuối đã chứng tỏ rằng thời vụ du lịch chính có sự thay đổi quan trọng, chứ không phải bất biến. Đầu tiên đối với tầng lớp quý tộc mùa đông kéo dài ở Rivexa là thời gian để giải trí, còn mùa hè ngắn ngủi là mùa chữa bệnh. Sau đó với sự quần chủng hoá trong du lịch, các trung tâm nghỉ núi mùa hè phát triển mạnh và mùa du lịch chính chuyển sang mùa hè. Muộn hơn (sau năm 1910) mùa hè ở lại địaởtung hải đã hình thành và củng cố thành mùa du lịch chính. Địa trung hải đã nhanh chóng trở thành cái đích cho luồng khách du lịch và cũng là nơi đại diện lớn cho sự phát triển của du lịch mùa hè. Muộn hơn nữa môn du lịch thể theo mùa đông phát triển và cùng với mùa hè mùa đông lại được phục hồi thành mùa du lịch, nhưng địa điểm du lịch đã chuyển tới vùng núi.
Sự bành trướng của du lịch từ sau CTTG lần thứ II chẳng những không hạn chế bớt, mà ngược lại còpn làm tăng thêm cường độ của thời vụ. Số khách du lịch thuộc các tầng lớp giữa trong nhân dân tăng lên rõ rệt và tập trung đến những khu nghỉ biển ở miền Nam châu Âu. Nhiều thể loại du lịch mới được hình thành như du lịch hội nghị, du lịch tìm hiểu theo tuyển,v.v… những thể loại đó chủ yếu hoạt động vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng số người tham gia và các thể loại du lịch đó lại rất ít số với số người thích nghi biển, do vậy tính thời vụ của hoạt động du lịch không thay đổi được nhiều.
6.2. Đặc điểm
Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là bất động, mà chúng biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố. Dưới tác động đó thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm riêng. Những đặc điểm quan trọng nhất là: