Du lịch ngày càng trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 43 - 47)

2. Xu hướng phát triển của du lịch thế giớ

2.1.1. Du lịch ngày càng trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến

(Một hiện tượng mang tính đại chúng. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức sống của dân cư.)

Gia tăng không ngừng số lượng khách du lịch. Số kỳ nghỉ tăng lên(nghỉ đông, hè,dài, ngắn ngày.)

Theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới UNWTO, năm1950, số khách du lịch trên thế giới là 25 triệu người, năm 2000 số lượng khách du lịch là 780 triệu khách và năm 2010 sẽ là 1 tỷ lượt khách với thu nhập 900 tỷ USD

Việc gia tăng số lượng khách du lịch trên được lý giải bởi những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhìn chung thế giới hoà bình, không khí chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi du lịch.

- Sự tăng trưởng mức sống của dân cư, khả năng chi trả dành cho du lịch ngày càng lớn.

Rõ ràng rằng để có thể đi du lịch và thực hiện tiêu dùng dịch vụ, con người phải có điều kiện vật chất đầy đủ . Do vậy phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển du lịch. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu du lịch cũng gia tăng.

- Sự phát triển của các phương tiện vận chuyển khách, việc đi lại thuận tiện và sự giảm giá chung của dịch vụ vận chuyển, đặc biệt là dịch vụ hàng không.

- Cuộc sống đô thị hoá, nhịp sống công nghiệp hối hả tạo ra sự căng thẳng, nạn ô nhiễm môi trường là những nguyên nhân phát sinh nhu cầu ngày càng tăng. Con người có xu hướng tìm về với tự nhiên, thiên nhiên.

- Những thành tựu khoa học kỹ thuật trong kinh tế, sản xuất tạo ra năng suất lao động cao=>tăng thu nhập, tăng thời gian rỗi, tạo điều kiện thực hiện nhu cầu du lịch.

- Mặt khác do trào lưu văn hoá ngày nay; sống xanh, sống sạch cũng như việc giải phóng phụ nữ khỏi những công việc gia đình lặt vặt cũng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch.

- Trình độ giáo dục nâng cao thì nhu cầu du lịch tăng lên rõ rệt (Giáo dục là yếu tố kích thích du lịch)

Ngày nay hằng năm, người Mỹ chi sấp sỉ 51 tỷ USD cho du lịch, dự tính thế kỷ 21 sẽ tăng lên sấp sỉ 90 tỷ USD; Các nước trong khối EU chi 150 tỷ USD và ở thế kỷ 21 dự định là 240 tỷ.

(Tham khảo bảng số lượng khách du lịch thế giới qua các năm ở cuối chương)

2.1.2. Thay đổi nhiều về thành phần cơ cấu khách du lịch .

Trước đây khách du lịch chủ yếu ở một số nước có truyền thống đi du lịch sớm (Anh, Pháp, Thuỵ Điển…), nay đã lan sang các khu vực khác có nền kinh tế phát triển đặc biệt lôi cuốn cả các nước thế giơí thứ ba.

Trình độ học vấn của khách du lịch cũng thay đổi, trước đây chỉ có những người trình độ học vấn cao đi du lịch, nay phổ biến khách du lịch có trình độ học vấn trung bình. Tính chất giàu sang quý tộc trong khách du lịch ở những giai đoạn trước được thay thế bằng tính phổ biến đại chúng và dân chủ

Du khách thuộc đối tượng người đã nghỉ hưu (trên 50 tuổi tăng lên) Khách là phụ nữ nhiều hơn

=>việc cung ứng phải thay đổi.

2.1.3. Sự thay đổi hướng đI, phân bổ luồng khách du lịch trên thế giới.

Đây là xu hướng đặc biệt trong phát triển du lịch trên thế giới hiện nay.

Việc quần chúng hoá trong du lịch và khả năng đi du lịch xa hơn kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong hướng vận động của khách.

- Từ năm 1975 trở về trước, khách du lịch chủ yếu tập trung vào:

* Châu Âu: +Vùng ven biển Địa Trung Hải, Anh, Hy Lạp, Tây Ba Nha + Dãy Alpơ (Áo, Thuỵ Sỹ, Pháp là những nước có du lịch phát triển nhất)

* Vịnh Caribê và quần đảo Hawai * (Tỷ trọng lớn >96% )

- Từ 1975 đến nay, nguồn khách du lịch đang có xu hướng chuyển mạnh sang các vùng Châu (Á - Thái Bình Dương và Trung Cận Đông (Tỷ trọng 12%) (Xem bảng cuối chương)

Note: Vài nét chính về phát triển du lịch Châu Á - Thái Bình Dương.

- Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương trẻ hơn rất nhiều so với du lịch Châu Âu và xu hướng tăng nguồn khách sẽ tiếp tục trong 10 – 15 năm nữa

Châu Á thường được coi là điểm du lịch đến nhưng giờ đây du lịch từ Châu Á (Dân Châu Á đi đến các nước trong và ngoài khu vực) cũng đã đóng vai trò quan trọng.

Trên 50% lượng khách du lịch của Châu Á xuất phát từ các nước trong khu vực Tốc độ tăng trưởng du lịch của Châu Á - Thái Bình Dương đạt sấp sỉ 6%.

2.1.4. Có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch

Trên thế giới, từ năm 1975 trở về trước, chi tiêu chủ yếu dành cho dịch vụ cơ bản. Từ 1980 – 1990, tỷ lệ giữa chi tiêu cho dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung là 7/3 (Dịch vụ cơ bản/ Dịch vụ bổ sung). Hiện nay: Tỷ lệ này là 3/7

Chi tiêu bình quân đầu người của khách du lịch tăng theo hướng tăng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung. Ở Việt Nam, tỷ lệ giữa chi tiêu cho dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung là 4/6

Đánh giá:

Dịch vụ bổ sung ở nước ta còn ngèo nàn, đơn điệu lạc hậu, không hấp dẫn du khách. Dự kiến năm 2005 tỷ lệ trên sẽ là 6/4

Chúng ta so sánh chỉ tiêu bình quân ngày khách ở một số quốc gia: Việt Nam 60 USD – 100USD

Thailand 300 USD

2.1.5. Mục đích,động cơ, thị hiếu của du khách ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn.

Hiện tượng đI du lịch thuần tuý đã ít đi, thường thì người ta kết hợp nhiều mục đích. Đặc biệt có sự thay đổi về sở thích của du khách. Ngày nay các du khách thích đi du lịch tự do mà không đi theo chương trình của các công ty Lữ hành (thay đổi hình thức tổ chức chuyến đi) với lý do như: không muốn ràng buộc về mặt thời gian, không gian; du khách dễ dàng mua hàng hoá, dịch vụ trực tiếp từ các nhà cung ứng (thông tin rất đầy đủ về các nhà cung cấp qua Internet),…

c Mấy năm gần đây, trên thị trường du lịch Việt Nam, xuất hiện nhiều loại khách du lịch Budget Tourist: Tây ba lô - Loại khách này thường thích đi để tự tìm hiểu khám phá theo sở thích cá nhân và tự thanh toán chi tiêu thay vì tìm một nơi nghỉ lý tưởng có điều kiện phục vụ tối ưu.

- Yêu cầu cao hơn về chất lượng ( chuyến đI phảI thực sự có ý nghĩa) - Yêu cầu về du lịch năng động

- Nhu cầu cao về thông tin.

- Nhu cầu thay đổi sản phẩm theo ý thích cá nhân. Ý thức và kiến thức về thị trường du lịch của du khách ngày một cao hơn, họ biết nơi nào cần đi, đi bằng gì và làm gì ở đó. Đặc biệt ở những quốc gia phát triển, phần lớn số dân đã tiếp cận trực tiếp với các phương tiện thông tin đại chúng, cho phép họ mở rộng phạm vi lựa chọn để liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

- Nhạy bén với giá cả (Giá cả tương xứng với những dịch vụ đích thực)

2.1.6. Sự gia tăng các điểm đến trong một chuyến du lịch

Nhu cầu đi du lịch nhiều nước, nhiều điểm tham quan trong một chuyến hành trình của khách.

2.1.7. Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi

Trên thị trường du lịch, các nhóm khách du lịch được hình thành, bao gồm: Khách du lịch là sinh viên, học sinh; khách du lịch là những người đang ở độ tuổi lao động tích cực và khách du lịch là những người cao tuổi. Mỗi nhóm khách trên có đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Nhà kinh doanh du lịch cần có chính sách thích hợp trong việc xây dựng sản phẩm và xác định giá cả cho từng nhóm khách.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w