Tổ chức quốc tế nói chung có quan tâm đến các vấn đề về du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 137 - 143)

6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà

7.1.1.1. Tổ chức quốc tế nói chung có quan tâm đến các vấn đề về du lịch

Tổ chức thế giới :

Đây là tổ chức quốc tế lớn nhất trên phạm vi toàn thế giới; có uy tín nhất về mọi phương diện (kinh tế, văn hoá, chính trị…) của các quốc gia độc lập. Ra đời ngày 25/4/1954 tại San Francisco (Mỹ). Hiện nay có trụ sở chính đặt tại New York và có các chi nhánh tại các Châu.

Hoạt động của các tổ chức này dựa trên cơ sở của Hiến chương Liên hợp quốc do 5 nước: Liên xô cũ, Trung quốc, Anh, Mỹ và pháp và nhiều các nước khác thông qua ngày 24/10/1945. Bản chương này qui định điều kiện gia nhập, tư cách thành viên, mục đích và nguyên tắc hoạt động cũng như cơ cấu và chức năng của Liên hợp quốc. Đến nay hầu hết các nước trên thế giới tham gia vào tổ chức này.

Mục đích hoạt động của liên hợp quốc là duy trì, giữ gìn nền hoà bình an ninh trên thế giới; phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự chủ, hợp tác trong mọi lĩnh vực. Đối tượng hoạt đồng của tổ chức này là những vấn đề mang tính tổng hợp, toàn cầu.

Để thực hiện tốt chức năng của mình Liên hợp quốc có mối liên hệ với nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt khác về các vấn đề kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, du lịch,…như: Quỹ tiền tệ – (IMF); Ngân hàng thế giới – (UNESCO); Quỹ nhi đồng thế giới – (UNICEF); Tổ chức y tế thế giới – (WHO); v.v…

Liên hợp quốc luôn có những hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch nhưng mang tính chất kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị,…(Do Hội đồng kinh tế – xã hội xem xét và thường được thảo luận tại Hội đồng), cũng như quan tâm đến các vấn đề thuần tuý về du lịch như: mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi khách du lịch giữa các nước, phát triển các loại hình du lịch v.v…(do các cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc giải quyết).

Ngôn ngữ chính thức được sử dụng: tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và trung quốc.

Tổ chức Liên hợp quốc về các vấn đề giáo dục, khoa học và văn hóa – The United Nations Educational, Scientific and Culturasl Organisation (UNESCO).

Đây là một tổ chức đặc biệt của liên hợp quốc được thành lập vào tháng 11/1945. Trụ sở của tổ chức đặt tại PARI. Tính đến nay có gần 180 nước tham gia vào Tổ chức này.

Cơ quan lãnh đạo của UNESCO gồm: Hội nghị toàn thể (hai năm họp một lần), Ban chấp hành, ban thư ký. Ban thư ký chịu sự lanh đạo của tổng giám đôcd

và có quyền hạn rộng lớn. Từ năm 1945 khi Liên xô, Bungari, Hungari, Rumani và các nước khác thuộc phe Xã hội chủ nghĩa cũ tham gia vào UNESCO, hoạt động của tổ chức này đã có những thay đổi rõ rệt.

Hoạt động của UNESCO chủ yếu theo một số lượng như: củng cố hoà bình, làm dịu tình hình căng thẳng trên thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phát triển giáo dục, khoa học – kỹ thuật, văn hoá phương tiện thông tin đại chúng v.v…

Đối với du lịch, UNESCO đã dành sự quan tâm đặc biệt. Mọi hoạt động của tổ chức có liên quan nhiều đến các vấn đề về phát triển du lịch trên thế giới. UNESCO có duy trì các mối liên hệ với một loại các tổ chức du lịch quốc tế đây là tổ chức Du lịch thế giới (WTO).

Ngôn ngữ chính thức được sử dụng: tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha. Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế – International Air – transpot Association (IATA).

IATA là một tổ chức quốc tế bao gồm hầu như tất cả các hãng hàng không trên thế giới. Với một quy mô lớn như vậy, hoạt động của IATA nhằm mục đích chính như: tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyên chở hành khách và hàng hoá từ bất kỳ diểm nào trên mạng hàng không thế giới đến bất kỳ điểm nào khác cho dù phải kết hợp các lộ trình khác nhau. Điều này được thể hiện qua phương thức mua một vé hàng không duy nhất, với một giá duy nhất, trả bằng một loại tiền tệ duy nhất và có hiệu lực suốt lộ trình với cùng một chất lượng dịch vụ IATA đưa ra các tiêu chuẩn chung không những cho vé hàng không mà còn cho vận đơn, phiếu kiểm tra hành lý v.v…

Nhờ vậy, IATA đã tạo được sự liên kết nhiều tuyến hàng không quốc tế riêng biệt thành một hệ thống nhất phục vụ hành khách nói chung, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch nói trên thế giới.

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế – International Civil Aviation Organisation (ICAO).

ICAO đựơc thành lập năm 1944, hiện nay có khoảng hơn 80 nước thành viên tham dự. Là một tổ chức đặc biệt của Liên hiệp quốc, ICAO có nhiệm vụ phát triển mạng lưới hàng không dân dụng quốc tế cũng như quan tâm đến các vấn đề như: thiết kế và đảm bảo hoạt động an toàn của máy bay, tạo điều kiện phục vụ các mục đích hoà bình, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của vận tải hàng không v.v…

Tổ chức khu vực:

Tổ chức hợp tác hàng không dân dụng quốc tế – Organisation for Economics Cooperation and Developmennt (OECD)

Các thành viên của tổ chức này gồm các quốc gia từ các châu lục khác nhau như: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan mạch, Phần lan, pháp, Đức, Hy Lap Iceland, Ierland, ý, Nhật, Luxembuorg, Ha lan, New Lealand, nauy, Bồ Đào nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ…

Tổ chức này được thành lập ngày 14/12/1960, so với nhiệm vụ chính là thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.

Trụ sở của OEDC ở Pari

Thành phần của tổ chức gồm nhiều uỷ ban khác nhau, trong đó có uỷ ban về du lịch. Uỷ ban này được thành lập từ những đại diện của các cơ quan quốc gia quản lý về du lịch cũng như của những tổ chức du lịch tư nhân của các nước thành viên. Thông qua Uỷ ban này, OEDC nghiên cứu các vấn đề liên quan đến du lịch như thoả thuận những chương trình hành động của chính sách du lịch, tạo thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch giữa các nước thành viên, thu nhập và thống kê thông tin về du lịch. Hàng năm cho ra ấn phẩm chuyên ngành " Chính sách du lịch và du lịch quốc tế" trong đó có rất nhiều thông tin thống kê, các bản báo cáo năm về tình hình phát triển hoạt động của du lịch của các nước thành viên. Rất nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề cơ bản như quảng cáo, kế hoạch hoá, vận chuyển du lịch, kinh doanh khách sạn…Đặc biệt, trong các bài viết luôn khuyến khích việc đưa ra các định nghĩa đạt tiêu chuẩn trong lĩnh vực du lịch.

Ngôn ngữ chính được sử dụng: tiếng Pháp, tiếng Anh.

Khối thị trường chung châu Âu - Europenan Ecônmics Com(EEC)

Tổ chức này được thành lập vào năm 1958, trụ sở đặt tại Bruxenl (Bỉ), là tổ chức liên kết kinh tế lớn nhất của các nứơc kinh tế phát triển ở châu Âu. Cho đến nay Tổ chức này bao gồm 25 thành viên Đức, Pháp, ý, Bỉ, Hà lan, Luxembỏug, Anh, Đan mạch, Ai len, Hy lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v.v…

Cơ quan lãnh đạo của tổ chức có: Hội nghị toàn thể, các tiểu ban, nghị viện (Quốc hội) Tây Âu, toà án, Uỷ ban kinh tế và xã hội.

Mục đích chính của tổ chức này là: Tạo điều kiện cho lưu thông tự do hàng hoá, lực lượng lao động, dịch vụ, vốn đầu tư giữa các nước thành viên. Phát triển chính sách thống nhất trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, giao thông du lịch, tài chính - tiền tệ, thuế v.v…

Các nước về phát triển du lịch ở các nước thành viên cũng được đặc biệt quan tâm. Cụ thể là EEC tổ chức thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như: loại bỏ các giấy tờ thủ tục hình thức (hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh, thuế quan v.v…) đối với sự đi lại của các công dân nước thành viên lãnh thổ của các nước đó, tạo điều kiện mở rộng việc trao đổi khách du lịch giữa các nước trong cộng đồng. Ngoài ra, EEC với chủ đề: "Du lịch và EEC". Tại Hội nghị này đã thảo luận và thông qua văn kiện đặt cơ sở cho sự liên kết trong lĩnh vực du lịch giữa các nước thành viên.

Ngôn ngữ chính được sử dụng: tiếng Pháp, Anh, Đức, Ý, Hà Lan.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á - Association of South - East Asian Nations (ASEAN).

ASEAN được thành lập 1967, tại lúc thành lập các thành viên của ASEAN gồm có: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore.

Cùng với sự hợp tác đa phương trên các lĩnh vực khác, các nước thuộc ASEAN đã có một quá trình hợp tác về du lịch từ năm 1969. Năm 1976 tại Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN ở Bali (Indonesia), Uỷ ban thương mại và Du

lịch đã được thành lập để nghiên cứu, định hướng và tiến hành các biện pháp hợp tác đa phương nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tại tất cả các nước thành viên. Trực thuộc Uỷ ban Thương mại và Du lịch có Ban hợp tác Du lịch làm tham mưu giúp việc hoạch định các chính sách và xây dựng các biện pháp hợp tác. Tháng 1 năm 1995, để đẩy mạnh tốc độ hợp tác, du lịch ASEAN đã ra đới với các thành viên là các quan chức cao cấp của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của các quốc gia.

Hợp tác du lịch các nước ASEAN cũng được đẩy mạnh trên lĩnh vực kinh doanh du lịch. Hiệu hội Du lịch ASEAN - ASEAN Travel Association (ASEAN - TA), ra đời tháng 1 năm 1971, có trụ sở đặt tại Jakarta (Indonnesia), gồm các thành viên của các hiệp hội lữ hành, hiệp hội khách sạn, các hãng hàng không quốc gia các nước, các hãng cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho ngành du lịch. Hàng năm ASEAN tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN - ASEAN Travel Forum (ATF), nhằm quảng bá Du lịch cho tất cả các nước thành viên, coi ASEAN như một điểm du lịch thống nhất, đồng thời bàn biện pháp hợp tác đa phương để triển khai thực hiện thu hút, đón tiếp và phục vụ khách ASEAN, đưa ra những sáng kiến du lịch. ATF là sự kiện thường niên của Hiệp hội Du lịch ASEAN, trong đó ASEAN - TA đóng vai trò là Hiệp hội của các tổ chức thuộc khu vực tư nhân, và có đại diện từ các ngành lữ hành, khách sạn và hàng không của các nước ASEAN. Diễn đàn Du lịch ASEAN tổ chức mỗi năm một lần gồm 4 nội dung chính như sau:

Hội nghị của các tổ chức du lịch quốc gia và cuộc họp không chính thức bộ trưởng du lịch các nước thành viên ASEAN.

Họp thường niên Hiệp hội lữ hành ASEAN. Hội nghị du lịch.

Hội chợ du lịch ASEAN

Trong thời gian diễn ra diễn đàn du lịch, các đại lý lữ hành và các tổ chức du lịch khắp thế giới gặp gỡ và trao đổi thông tin. Nói cách khác, ATF là nơi gặp gỡ

giữa người bán - mua trong gần 20 năm qua, được tổ chức trên cơ sở luân phiên giữa các nước.

Một số sáng kiến kích thích gia tăng sự đi lại giữa các nước ASEAN:

Thiết lập cửa đặc biệt cho các công nhân ASEAN tại các điểm làm thủ tục xuất nhập cảnh, tạo ra không khí đặc biệt trong khu vực đó.

Xây dựng cơ chế tạo điều kiện thúc đẩy du lịch bằng tàu thuyền, giải trí cá nhân và tăng cường chuyến bay trực tiếp giữa các thành phố phụ cận ASEAN.

Thực hiện chính sách mở cửa bầu trời.

Xúc tiến ASEAN thành điểm du lịch thống nhất qua việc biến khu vực này thành trung tâm hội nghị của thế giới cũng như trung tâm tổ chức các sự kiện thể thao quan trọng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 137 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w