Các chức năng của quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 154 - 155)

6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà

7.3.2. Các chức năng của quản lý nhà nước về du lịch

Sự khác biệt của quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh ở chỗ quản lý nhà nước có tổ chức quyền lực nhà nước, đặt các đơn vị sản xuất kinh doanh vào các mối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng các công cụ khác nhau (công cụ pháp luật là chính). Nằm trong cơ cấu của bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch hoạt động theo nguyên tắc của bộ máy nhà nước. Các nguyên tắc đó xuất phát từ việc nhà nước nắm quyền lực chính trị, thông qua quyền lực chính trị nhà nước nắm giữ và bảo toàn quyền lực kinh tế, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung của ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Nằm trong hệ thống quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được trao những thẩm quyền nhất định, chủ yếu là những thẩm quyền chuyên môn, hoạt động theo các nguyên tắc nêu trên. Nằm trung gian giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hệ thống kinh doanh du lịch, quản lý nhà nước về du lịch có chức năng quan trọng nhất là sự kết hợp của thẩm quyền mà nhà nước giao cho với những nhiệm vụ mà hệ thống kinh doanh du lịch đặt ra. Chức năng của toàn bộ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chính là chức năng của toàn bộ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chính là chức năng quản lý nhà nước du lịch.

Song, chức năng của từng bộ phận của nó, chẳng hạn chức năng của Tổng cục Du lịch, chức năng cảu Uỷ ban Hợp tác và Đầu tư v.v… đối với ngành chỉ là một bộ phận của chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Chúng ta có thể hệ thống một cách tương đối các chức năng của quản lý nhà nước về du lịch thành các chức năng như sau:

Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch và xây dựng một cơ chế có hiệu lực để đưa chính sách và thể chế quản lý vào hoạt động kinh doanh du lịch.

Ở nước ta những năm vừa qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế du lịch của Đảng, về mặt nhà nước cũng đã thể chế hoá đường lối phát triển du lịch, đem lại những thành quả du lịch bước đầu. Nhưng, so với các nước có hoạt động du lịch phát triển ở trình độ cao thì ta còn thiếu nhiều văn bản pháp qui về du lịch như Luật Du lịch, Luật Lữ hành; Luật Vận chuyển khách du lịch; Luật Khách sạn, Nhà hàng v.v…

Tổ chức hướng dãn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật, các qui chế, các chế độ, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, qui trình, qui phạm trong hoạt động du lịch. Vấn đề này, cơ quan quản lý du lịch ở nước ta có nhiều hoạt động đáng ghi nhận. Song, như các báo cáo tổng thể của ngành du lịch Việt Nam thì mặt này còn nhiều hạn chế.

Tổ chức tuyền truyền, quảng cáo du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học; đào tạo bồi dưỡng cán bộ; hợp tác quốc tế; bảo vệ môi trường du lịch (đang là những yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch ở nước ta trong giai đoạn hiện nay).

Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm luật trong hoạt động du lịch; thúc đẩy du lịch nước ta theo định hướng chung của đất nước; hạn chế,đi đến xoá bỏ các hiện tượng không lành mạnh, mặt trái của du lịch mà nhiều nước đã mắc phải qua hoạt động du lịch (mại dâm, văn hoá đồi truỵ, nghiện hút v.v…).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 154 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w