6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà
7.2.2. Tổ chức bộ máy của cơ quan du lịch quốc gia tại một số nước trên thế giớ
Châu Á
Nhật Bản: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Nhật Bản là Ban du lịch
thuộc Bộ Giao thông Vận tải, với các chức năng ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách du lịch quốc gia. Ban Du lịch của Nhật Bản gồm: Phòng Kế hoạch hoá Chính sách Du lịch, Phòng Kế hoạch hoá Kinh doanh Lữ hành, Phòng Kế hoạch hoá Chính sách xúc tiến và Trung tâm thanh niên. Bên cạnh cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Nhật Bản còn có Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JNTO) là cơ quan chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường, hoạt động xúc tiến và các dịch vụ thông tin du lịch trong và ngoài nước. Đứng đầu Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản là Chủ tịch. Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản gồm Ban Thanh tra; Uỷ viên điều hành; các vụ: Vụ Tổng hợp, Vụ Kế toán, Vụ Kế hoạch và Nghiên cứu, Vụ Kinh doanh, Vụ Hợp tác Quốc tế và Hội nghị; các Văn phòng tại nước ngoài và trong nước; Các Trung tâm Thông tin. Quản lý nhà nước Du lịch cấp địa phương chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, kế hoạch xúc tiến, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, bảo tồn di sản văn hoá và cấp phép xây dựng các khách sạn, cơ sở du lịch ở địa phương theo sự chỉ đạo ngành dọc của Tổ chức Du lịch Quốc gia.
Thái Lan: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có tên là Cơ quan Du lịch
Quốc gia Thái Lan (CQDLQGTL) trực thuộc Chính phủ. Đứng đầu Cơ quan Du lịch Quốc gia là Thống đốc. Giúp việc cho Thống đốc có Văn phòng Thống Đốc, Hội đồng Tư vấn, Viện Đào tạo Khách sạn và Du lịch, Văn phòng Kinh đoanh Du lịch Bangkok, Ban Quản lý hoạt động khu du lịch và Thanh tra Tài chính nội bộ. Cơ cấu tổ chức bộ máy của CQDLQGTL gồm 3 bộ phận do 3 Phó Thống đốc phụ trách: Phó Thống đốc phụ trách hành chính (gồm Vụ Tổng hợp, Vụ Kế toán - Tài vụ), Phó Thống đốc phụ trách Marketing (gồm Vụ xúc tiến, quảng cáo, Vụ dịch vụ thị trường, Văn phòng khu vực), Phó Thống đốc phụ trách kế hoạch hoá và phát triển (gồm Vụ Ngân sách, Vụ Kế hoạch hoá và Phát triển, Phòng Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Nghiên cứu và Đào tạo).
Malaysia: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Malaysia là Cục Xúc tiến Du
lịch trực thuộc Bộ Văn hoá - Nghệ thuật và Du lịch. Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia bao gồm: Vụ Phát triển, Vụ Xúc tiến, Vụ Nghiên cứu và Đào tạo, Vụ quản lý Hội thảo Quốc tế, Vụ Tổng hợp, các Văn phòng tại nước ngoài và các Trung tâm Thông tin.
Trung Quốc: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Trung Quốc là Cục Du
lịch Quốc gia Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa dưới sự chỉ đạo của Quốc Vụ viện (Chính phủ). Đứng đầu Cục Du lịch Quốc gia là Cục trưởng. Cục Du lịch Quốc gia chia làm 2 bộ phận chính là Bộ phận Hành chính và Bộ phận Marketing, mỗi Bộ phận do một Phó Cục trưởng phụ trách. Từng Bộ phận lại chia thành các Vụ chức năng. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Cục Du lịch Quốc gia gồm: xây dựng, ban hành các chính sách du lịch và giám sát việc tuân thủ, thực hiện các chính sách đó; xây dựng chiến lược phát triển khu du lịch; phối hợp với các ban ngành liên quan trong hoạt động đầu tư, phát triển du lịch; nghiên cứu và thu thập thông tin du lịch; cấp giấy phép hoạt động lữ hành; xúc tiến, quảng cáo du lịch ra nước ngoài.
Châu Âu
Vương quốc Anh: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Vương quốc Anh
là Cục Du lịch Anh trực thuộc Bộ Việc làm. Chức năng và nhiệm vụ chính của Cục Du lịch là xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; sản xuất và tuyên truyền các loại ấn phẩm; tài trợ cho các khách sạn nhỏ; xây dựng chương trình du lịch trọn gói; bảo dưỡng các cơ sở vật chất du lịch khác. Cục Du lịch Anh do Cục trưởng đứng đầu. Cơ quan điều hành là Hội đồng điều hành. Cục chia thành: 6 uỷ ban (Marketing, Chiến dịch, Cơ sở hạ tầng, Phát triển, Di tích văn hoá, Khách sạn và Nhà hàng), Vụ Xúc tiến và Marketing, Vụ Kinh doanh, Vụ Du khách và các Văn phòng Du lịch ở nước ngoài.
Pháp: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Pháp là Tổng cụ Du lịch năm
trong Bộ Giao thông, Thiết bị, Nhà ở và Du lịch. Tổng cục Du lịch do Tổng cục trưởng phụ trách. Các cơ quan của Tổng cục bao gồm: Viện Quy hoạch du lịch,
Hội đồng Du lịch quốc gia, Viện Phát triển du lịch, Cục Chính sách du lịch, Cục Kế hoạch chiến lược, Phòng Nghiên cứu quy hoạch du lịch miền núi, Phòng Quan hệ quốc tế, Phòng Thông tin quan hệ đối nội, Vụ Công nghiệp du lịch, Vụ Tổ chức Đào tạo, Vụ Chính sách lãnh thổ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Thống kê, Vụ Địa phương và các sở du lịch. Ngoài ra còn có "Ngôi nhà nước Pháp - La Maison de la Prance" là tổ chức phụ trách các hoạt động xúc tiến và marketing du lịch.
Thuỵ Điển: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thuộc Bộ Du lịch, Thể thao
và Thanh niên với tên gọi là Uỷ ban Du lịch Thuỵ Điển, đứng đầu là Chủ tịch. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban Du lịch là: cân đối mức tăng lượng, phát triển khu du lịch và tạo thêm việc làm; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tất cả mọi người; cải thiện cán cân thương mại của Thuỵ Điển; xúc tiến thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa; cung cấp thông tin; xây dựng chiến lược Marketing trong và ngoài nước; tổ chức cung cấp các dịch vụ.
Phần Lan: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là Văn phòng Du lịch Phần
Lan thuộc Bộ Thương mại. Đứng đầu Văn phòng Du lịch là Chủ tịch. Bộ máy của Văn phong Du lịch Phần Lan gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Thị trưởng, Phòng Phát triển, các Văn phong Du lịch ở nước ngoài và trong nước. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Du lịch là: kế hoạch hoá phát triển du lịch dài hạn; xúc tiến và marketing du lịch quốc tế; khảo sát thị trường quốc tế; trợ giúp du lịch địa phương; tổ chức chiến dịch quảng cáo các điểm du lịch; quản lý giá các dịch vụ du lịch.
Châu Đại Dương
Úc: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Úc là Uỷ ban Du lịch thuộc Bộ Thể thao, Giải trí và Du lịch, do một Thứ trưởng phụ trách. Uỷ ban Du lịch Úc là cơ quan phụ trách các vấn đề: xúc tiến, quảng cáo du lịch; hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực do du khách nước ngoài có thể gây ra; cung cấp thông tin du lịch; xuất bản, phát hành sách hướng dẫn bằng nhiều thứ tiếng; hướng dẫn khách mua sắm; sản xuất phim, băng hình về du lịch; mời các hãng lữ hành và các cơ quan báo chí vào Úc khảo sát; tham gia các hội chơ du lịch, hội nghị và các hoạt động khác; hướng
dẫn các hoạt động khác thuộc phạm vi địa phương về xúc tiến du lịch trong và ngoài nước cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên. Uỷ ban Du lịch Úc tổ chức thành Ban Điều hành, các vụ như: Vụ Kế hoạch; Vụ Kinh doanh; Vụ Quảng cáo, Xúc tiến; Phòng Kiểm toán; Phòng Phụ trách các dữ án và các Văn phòng đại diện ở nước ngoài.
New Zealand: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch New Zealand thuộc Bộ Du lịch và Quảng cáo, Vụ Du lịch, Vụ Quản lý tài chính và hành chính, Trung tâm Nghiên cứu quảng cáo quốc gia và các Văn phòng Du lịch ở nước ngoài. Chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về du lịch gồm: xúc tiến, quản cáo du lịch ra nước ngoài; in ấn, xuất bản các tập gấp, bưu thiếp, phim, băng hình; xây dựng kế hoạch, điều phối thực hiện nhằm phát triển du lịch; cung cấp thông tin du lịch; trợ giúp hoạt động du lịch ở các địa phương.
Châu Mỹ
Hoa Kỳ: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Hoa Kỳ là Cục Du lịch và Lữ
hành Mỹ trực thuộc Bộ Thương mại, do một Thứ trưởng phụ trách. Cục Du lịch và lữ hành Mỹ được tổ chức thành hai bộ phận: Uỷ ban tư vấn Du lịch và Lữ hành và Hội đồng chính sách Du lịch, với các vụ chức năng là Vụ Kế hoạch, Vụ Nghiên cứu, Vụ Tổng hợp, Vụ Xúc tiến, Văn phòng Hội nghị quốc tế và các Văn phòng Du lịch ở nước ngoài.
Canada: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có tên là Cơ quan Du lịch
Quốc gia Canada thuộc Bộ Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, do một Thứ trưởng phụ trách. Cơ quan Du lịch Quốc gia Canada được chia thành các vụ như: Vụ Tổng hợp, Vụ Phát triển thị trường, Vụ Đầu tư và Phát triển, Vụ Nghiên cứu chiến lược và các Văn phòng Du lịch quốc gia ở nước ngoài. Chức năng, nhiệm vụ chính của Cơ quan Du lịch Quốc gia là: xúc tiến du lịch ở nước ngoài; phát triển thị trường; kế hoạch hoá phát triển du lịch và điều phối phát triển của các dự án giữa các bang; nghiên cứu du lịch.