3. Các tác động của du lịch
3.2. nghĩa xã hội của việc phát triển du lịch đối với đất nước
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra được một việc làm mới, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du lịch so với tỷ lệ hiện nay là 1/9.
Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại. Theo dự báo của WTO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển.
Thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác đưa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hoá, xã hội v.v… Do vậy, việc phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó, và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà.
Về mặt kinh tế: là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho hàng hoá nộ địa ra nước ngoài thông qua du khách. Khách du lịch được làm quen tại chỗ với các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công ghiệp v.v… Một số mặt bằng làm cho du khách hài lòng cả về chất lượng, giá cả lẫn mẫu mã.v.v… về đến nước, khách du lịch tuyên truyền cho bạn bè, người thân… và nhiều khi bắt đầu tìm kiến các mặt hàng đó, nhiều khi chính bằng con đường đó nước làm du lịch có điều kiện xuất khẩu nhiều hơn hàng hoá.
Về mặt xã hội: là phưong tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giới thiệu về con nười, phong tục tập quán v.v…
Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các dân tộc bởi các lý do sau:
Khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc, đó là các dản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền.
Khách du lịch văn hoá ngày một đông, họ thường đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tôn tạo và bảo dưỡng các di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tộc phục vụ cho các mục đích có điều kiện phục hồi và phát triển hơn (nghề khảm; khắc; sơn mài; đẽo, tạc tượng, làm tranh lụa v.v…)
Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người ở địa phương khác, khách nước ngoài (về phong cách sống, thẩm mỹ,. ngoại ngữ.v.v…)
Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau.