Đặc điểm của CSVCKTngành du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 74 - 78)

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

2.1. Đặc điểm của CSVCKTngành du lịch

Bắt nguồn từ đặc điểm nhu cầu du lịch và hoạt động dịch vụ du lịch, CSVCKT du lịch có những đặc điểm đặc trưng cơ bản sau.

2.1.1. CSVCKT du lịch phụ thuộc lớn vào tài nguyên du lịch.

CSVCKT chính thường xây dựng gần nguồn tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch là tiền đề cho việc xây dựng CSVCKT du lịch).

Số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch và mức độ kết hợp của các tài nguyên quyết định quy mô, thể loạ,i công suất, thứ hạng của CSVCKT du lịch.

VD: Việc xây dựng khách sạn Daewoo ở Hà Nội hoặc ở các khu nghỉ núi việc xây dựng CSVCKT phụ thuộc vào địa hình núi đặc trưng: Hồ Núi Cốc. Xây dựng CSVCKT phải đảm bảo hài hoà với nguồn lực tàI nguyên du lịch.

2.1.2. Xây dựng và sử dụng CSVCKT du lịch có tính đồng bộ rất cao

Sử dụng kết hợp cùng lúc mọi bộ phận để tạo ra những sản phẩm du lịch khác nhau thoả mãn nhu cầu trọn vẹn, tổng hợp của du khách, từ những nhu cầu thiết yếu đến nhu cầu bổ sung.

CSVCKT du lịch có cơ cấu nhiều thành phần, trong đó cơ sở lưu trú sẽ tri phối việc xây dựng và sử dụng các cơ sở khác như nhà hàng, quầy bar, khu vui chơi giải trí. Quy mô, phong cách kiểu loại khách sạn quy định quy mô, kiểu hạng, nhà hàng, quầy bar, khu vui chơi giả trí. Phải đảm bảo sự cân đối về tỷ trọng giữa các bộ phận cấu thành CSVCKT.

2.1.3. Giá trị của một đơn vị công suất sử dụng là lớn

Giá trị của một đơn vị công suất sử dụng = Tổng giá trị đầu tư/ Quy mô công suất thực tế

Đặc điểm này suất phát từ:

- Do phục vụ nhu cầu cao cấp của con người, yêu cầu CSVCKT du lịch phải có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng, chi phí đầu tư một lần (phí xây dựng) là rất lớn.

- Đại bộ phận CSVCKT chịu ảnh hưởng của tính thời vụ: Có những bộ phận hoặc cơ sở chỉ kinh doanh được vào một số tháng trong năm, một số ngày trong tuần, thậm chí một số giờ trong ngày.

VD: Các cơ sở kinh doanh lưu trú tại khu vực du lịch biển

2.1.4. Tính không cân đối trong sử dụng

Do tính thời vụ của hoạt động du lịch

Chính vụ: Thường xuất hiện hiện tượng sử dụng quá tải. Ngoài thời vụ: Hiện tượng bỏ rỗi CSVCKTDL

Do đặc điểm tiêu dùng của du khách: Có loại csvc được sử dụng liên tục song cũng có loại ít được sử dụng hoặc sử dụng gián đoạn,Ttrong quá trình mua sắm, xây dựng phải tính đến yếu tố này.

(Do chủ yếu sản xuất dịch vụ nên hao mòn hữu hình ít) Hao mòn do sử dụng ít hơn hao mòn do tự nhiên gây ra

Từ những đặc điểm trên và mối quan hệ giữa chúng, người làm kinh doanh du lịch phải rút ra một số bài học.

1. Cần quan tâm, lựa chọn, xây dựng, bố trí CSVCKT: ở đâu thì xây dựng gì. 2. Từ tính đồng bộ cần phải có kế hoạch tổng quan rồi tùy vào nguồn lực, khả

năng mà xây dựng từng bước thích hợp, tránh lạc hậu,… 2.2. Phân loại CSVCKTngành du lịch

2.2.1. Dựa vào quá trình tham gia sản xuất tạo sản phẩm du lịch 1.Tư liệu lao động

Công cụ lao động: Phương tiện ôtô, cầu thang máy, thiết bị dụng cụ chế biến, dụng cụ con người sử dụng, tác động vào đối tượng lao động tạo ra các hàng hoá và dịch vụ.

Điều kiện vật chất: Nhà cửa, hệ thống cấp phát nước, điều kiện kho tàng, bến bãi… Trong ngành du lịch, công cụ lao động chiếm tỷ trọng nhỏ, còn điều kiện vật chất chiếm tỷ trọng khá lớn (bao gồm cả hiện vật và giá trị)

2.Đối tượ ng lao động

Nguyên liệu, bán thành sản phẩm tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm phục vụ ăn uống

Vật liệu tham gia vào quá trình tạo ra các dịch vụ

2.2.2. Dựa vào chức năng trong quá trình kinh doanh tạo ra sản phẩm 1.CSVCKT phục vụ lưu trú, ăn uống

Phục vụ lưu trú chính: Khách sạn, Motel, Nhà nghỉ (có ý nghĩa đối với thống kê)

Phục vụ lưu trú phụ: Camping, Bungalow CSVCKT phục vụ ăn uống: Nhà hàng, bar

CSVCKT phục vụ lưu trú ăn uống được xen là yếu tố đặc trưng nhất trong hệ thống CSVCKT du lịch

2.CSVCKT phục vụ vận chuyển du lịch

Phương tiện vận tải: Ôtô, máy bay, tàu

Điều kiện vật chất: Đường,ga, bến các cửa hàng để giao dịch, bán vé, cho thuê phương tiện, gửi hành lý, các phương tiện phục vụ ăn, ngủ, giả trí trong các phương tiện vận tải.

3. CSVCKT phục vụ dịch vụ trung gian

Đó là CSVCKT của các hãng lữ hành, đại lý, vă phòng du lịch như: phòng làm việc, trng thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc.

4. CSVCKT phục vụ các dịch vụ bổ sung

Gồm: Phòng rửa tráng phim, ảnh, hiệu cắt tóc, nhà giặt là, bưu điện của cơ sở du lịch, khu tập thể dục thể thao, cửa hàng bán đồ lưu niệm, cơ sở y tế…

Các bộ phận cấu thành CSVCKT du lịch trên tồn tại một cách độc lập song đồng thời có quan hệ khăng khít, gắn bó nâng cao tính đồng bộ của sản phẩm du lịch, tính hấp dẫn của điểm du lịch.

2.2.3. Theo tính chất, mục đích hoạt động

1. CSVCKT thuộc cá cơ sở kinh doanh du lịch (lợi ích kinh tế) 2. CSVCKT thuộc các tổ chức du lịch xã hội (phi lợi nhuận kinh tế) Gồm: Nhà nghỉ công đoàn, trại sáng tác, cơ sở an dưỡng…

2.2.4. Dựa theo loại hình du lịch

CSVCKT phục vụ du lịch nghỉ ngơi, du lịch chữa bệnh, du lịch công vụ…

Ngoài ra có thể kể đến một số cách phân loại khách nữa như: Vị trí, hệ thống quản lý, thời gian hoạt động.

2.3.Yêu cầu đối vối cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch

Để phục vụ tốt mục đích kinh doanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mỗi loại hình kinh doanh đều phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch cũng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn được quy định bởi đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh du lịch. Đó là đáp ứng đầy đủ nhất những nhu cầu

hết sức đa dạng và phong phú của du khách. Với đặc trưng đó hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w