LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 39 - 43)

NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

1.1. Lịch sử hình thành du lịch thế giới

1.1. Thời kỳ cổ đại: (Cho đến thế kỷ IV sau công nguyên) (Chủ yếu là thời kỳ hoạt động lữ hành)

Khi ngành thủ công nghiệp đã phát triển và sau đó tách ra khỏi ngành nông nghiệp truyền thống thì cũng là lúc có những dấu hiệu đầu tiên của hoạt động du lịch. Biểu hiện hoạt động du lịch ngày càng trở nên rõ nét khi ngành thương nghiệp xuất hiện (giai đoạn phân công lao động thứ 3). ở thời kỳ này, hoạt động du lịch chủ yếu phát triển ở các trung tâm kinh tế văn hoá của thế giới, ở các xã hội chiếm hữu nô lệ Phương Đông.

Ở Ai Cập cổ đại: Xuất hiện các loại hình du lịch như: Du lịch công vụ (của các phái viện hoàng đế, nhân viên nhà nước) du lịch tôn giáo (các chuyến đi truyền giáo của cá tu sĩ, thực hiện lễ ghi tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo…); và du lịch nghỉ ngơi của các quý tộc, quan chức cấp cao.

Ở Hylạp cổ đại: Loại hình du lịch phát triển hơn cả là du lịch thể thao, tại thành phố Aten, năm 390 trước công nguyên, thế vận hội Olympic đã tiên diện ra (Tổ chức 4 năm một lần, thu hút nhiều khách du lịch).

Ở La mã cổ đại: Du lịch buôn bán, giả trí, chữa bệnh nghỉ ngơi được coi như một phần cuộc sống của các nhà buôn, các quý tộc chủ nô

- Đồng tiên xu đầu tiên (680 TCN) xuất hiện và sử dụng ở Lydia đã làm gia tăng các hoạt động buôn bán, qua đó góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. - Du lịch y học, du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng thiên nhiên cũng đã xuất

- Thời kỳ này cũng đã xuất hiện những chuyến đi biển đầu tiên, trong đó phải kể đến những phục vụ cho các loại hình du lịch kể trên. Chuyến đi của dân vùng Đông Nam Á đến các khu vực của Châu Đại Dương. (phương tiện thô sơ bằng thuyền độc mộc)

1.2. Thời kỳ trung đại (phong kiến) (Từ thế kỷ V - XVII)

Giai đoạn đầu phong kiến (thế kỷ V- XI). Sự sụp đổ của đế chế La Mã, sự xân lược của Mông Cổ đối với Châu Âu… đã làm cho du lịch bị ảnh hưởng sâu sắc. Nhiều kiệt tác nghệ thuật, kiến trúc bị phá huỷ, đường xa bị hư hỏng nhiều; nhà cầm quyền thay đổi, biên giới biến động… Du lịch không còn an toàn, tiện nghi như trước đây. ở thời kỳ này chỉ có du lịch công vụ và du lịch tôn giáo tồn tại là chính. (Thiên chúa giáo phát triển mạnh mẽ với những cuộc thập tự chính hành hương về thánh địa, nhà thờ. Nơi bán đồ ăn thức uống, đồ tế lễ, thậm chí cả người hướng dẫn đi lại, hành lễ xuất hiện khá nhiều)

Từ thế kỷ thứ XI đến đầu thế kỷ XVI chế độ phong kiến hưng thịnh, các thể loại du lịch chữa bệnh nghỉ ngơi, giải trí, thể thao được phục hồi.

Những chuyến viễn du dài ngày xuất hiện mà tiêu biểu phải kể đến là: (mục đích thương mại)

- Chuyến viễn du của Marco Polo (1275) nhà lữ hành người ý, cuốn “Marco Polo nhiều lưu kỳ” ra đời sau 17 năm ông ở tại sứ sở Trung Hoa kỳ bí và được coi là tài liệu hướng dẫn du lịch đầu tiên trên thế giới.

- Cuộc hành trình của Christopher Columbus nhà hằng hải xứ Jenoa (1492) - Hành trình của Magenlla (1519) ông đặt tên cho argentina, quần đảo Đất lửa,

eo biển Magenllan… (phía Nam Mỹ)

Các chuyến đi này, có ý nhgiã cơ bản đối với sự phát triển du lịch bởi lẽ chúng đã để lại kinh nghiệm hiểu biết cho thế hệ sau và đặt biệt là chúng đã khêu gợi óc tò mò, sự ham muốn tìm hiểu của nhiều người đến mở đường cho các chuyến đi xa về sau

Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII, phương thức sản xuất tư bản xuất hiện đến nền kinh tế phát triển đến các điều kiện phát triển du lịch được tăng cường (giao thông vận tải, cơ sở vật chất… ), do đó mà du lịch cũng phát triển mạnh dần. Điênt hình phải kế đến du lịch ở các quốc gia Anh, Pháp, Đức (Các trung tâm du lịch thời kỳ đó)

Dọc theo các tuyến xe trở khách đã trở nên phổ biến ở thời kỳ này mọc lên hiều nhà ăn, nhà nghỉ phục vụ lữ khách.

1.3.Thời kỳ cận đại (Cuối thế kỷ XVII đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ I)

Vào thời kỳ này du lịch bước sang một trang mới. Nền kinh tế thế giới đang lúc phát triển mạnh mẽ, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ đã có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động du lịch.

Năm 1784, James Watt chế tạo thành công đầu máy hơi nước, nó được ứng dụng rộng rãi vào các phương tiện vận chuyển. Tốc độ vậ chuyển của vận tải đường thuỷ tang lên, giao thông đường sắt cũng phát triển vì thế việc đi lại cũng phát triển hơn; an toàn hơn chi phí giảm hơn, khiến con người đi du lịch xa hơn, lâu hơn, nhièu hơn.

Du lịch bằng xe ngựa giảm dần, các khách sạn cổ truyền với kết cấu cồng kềnh cũng vì thé mà giảm đi, các khách sạn kiểu mới, đẹp, hiện đại dần thay thế.

Năm 1885, một kỹ sư người Đức (Benz) đã sáng chế ra chiếc ôtô đầu tiên. Năm năm sau, công nghiệp ôtô ra đời đã góp phần đáng kể trong việc thu hút vận chuyển khách du lịch

Về thông tin lên lạc, thời kỳ này cũng đã xuất hiện điện tín (1876) điện thoại (1884) Radio (1895)… tạo nhiều thuận lợi cho du lịch

Điều không thể kể tới thời kỳ cận đại là sự phát triển của du lịch quốc tế. Khách du lịch từ châu Âu, Châu Mỹ đi du lịch lẫn nhau ngày càng nhiều. Thành phần dân cư đi du lịch có mở rộng.

Đặt biệt năm 1842 hãng lữ hành đầu tiên trên thế giới của Thomas Cook ra đời đã đánh dấu bước phats triển mới của ngành du lịch. Bằng hoạt động kinh doanh, tổ

chức các chuyến đi của Thomas Cook và công ty của ông, du lịch dần trở nên phổ biến với quảng đại quần chúng.

Một sự kiện nổi bật nữa là sự phát triển của loại hình du lịch nghỉ biển (Bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX sự khám phá ra khí hậu tuyệt vời ở Nitra Pháp của người Anh) Pháp, Thuỵ Sỹ, Anh, đều là những đất nước du lịch của thời kỳ cận đại. Du lịch thế giới nhìn chung phát triển.

Tuy vậy, khi chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ, hoạt động du lịch đã bị ảnh hưởng một cách tiêu cực và có lúc hầu như ngừng hoạt động.

1.4. Thời kỳ hiện đại:

Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong khoảng thời gian này thế giới hoà bình kinh tế ổn định và phát triển. Tình hình du lịch được đánh giá như sau:

- Du lịch nghỉ biển phát triển rầm rộ, với nhiều trung tâm du lịch biển nổi tiếng như Pháp, Thuỵ sỹ, ý, Tây Ba Nha, Đức

- Du lịch được thúc đẩy phát triển dựa trên cuộc cạnh tranh thu hút giữa các ngành giao thông vận tải (đường sắt, ôtô, hàng không, đường thuỷ) các nội dung chủ yếu của cuộc cạnh tranh bao gồm: Tốc độ vận chuyển, sự an toàn thuận tiện, chất lượng phục vụ và giá cả…

Note: Khách đi du lịch bằng máy bay tăng đáng kể. Trong CTTG II, hoạt động du lịch một lần nữa bị ngừng trệ

Giai đoạn từ 1950 đến nay. Từ năm1950 – 1989, thế giới trong tình trạng chiến tranh lạnh, thị trường du lịch quốc tế được phân ra thành ba thị trường nhỏ.

- TT du lịch các nước TBCN

- TT du lịch các nước trong phe XHCN

- TT du lịch các nước đang phát triển (TG thứ II) (Đứng đầu là trung Quốc năm 2000 với 137 triệu du khách).

Từ 1989 đến nay, thế giới hoà bình, chấm dứt chiến tranh lạnh, thị trường du lịch quốc tế là một thị trường thống nhất. Du lịch thế giới phát triển với tốc độ

cao nhiều xu hướng phát triển mang tính toàn diện (Những xu hướng này sẽ được đề cập cụ thể ở phần tiếp theo)

- Theo dự tính của UNWTO, năm 2020, số lượng khách du lịch lên tới 1,6 tỷ lượt khách; chi tiêu ước tính khoảng 2000 tỷ USD/năm

Nghiên cứu của hội đồng du lịch và Lữ hành thế giới cho thấy Du lịch ngày càng đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển của thế giới.

Tổng sản lượng toàn ngành.

Tổng số lao động trong các ngành hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu (hơn 40 triêụ người làm việc trong ngành du lịch).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w