Các xu hướng phát triển của cung du lịch (Hoạt động kinh doanh du lịch)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 47 - 50)

2. Xu hướng phát triển của du lịch thế giớ

2.2. Các xu hướng phát triển của cung du lịch (Hoạt động kinh doanh du lịch)

2.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm

Do hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và sâu sắc trong việc thu hút nguồn khách (cung có xu hướng lớn hơn cầu). Vì vậy các nhà kinh doanh du lịch đều phải tìm mọi hình thức, phương hướng để phát triển du lịch mang nét riêng, sao cho phù hợp với thời đại, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh

như đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra những sản phẩm có tính chất dị biệt… (tức là đưa ra sản phẩm mang nhiều yếu tố bản sắc văn hoá dân tộc và tìm ra được biểu tượng đặc trưng cho ngành du lịch của từng vùng, từng quốc gia cũng như từng nhà kinh doanh du lịch)

VD: Ở Việt Nam – du khách đến Cố đô Huế sẽ được thưởng thức Cơm Cung Đình (Không gian cổ xưa, phong kiến, mặc trang phục vua chúa…)

- Nội dung và phương thức phục vụ ngày càng đa dạng, tổng hợp, linh hoạt và có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Xu hướng rất rõ trong quá trình tổ chức đáp ứng các nhu cầu du lịch của các nước là khai thác, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đặc thù từng vùng và kết hợp với tổ chức phục vụ theo phong cách dân tộc.

2.2.2. Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch

Cũng do yếu tố cạnh tranh gay gắt mà các nhà kinh doanh du lịch ngày càng bỏ ra

nhiều chi phí quảng cáo cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo - một hoạt động chính trong hoạt động xúc tiến.

Đặc thù của sản phẩm du lịch là tính chất vô hình, vì thế hoạt động xúc tiến trong du lịch chủ yếu phải thông qua tuyên truyền quảng cáo. (Tham gia hội chợ du lịch quốc tế ;Tập gấp, đại lý du lịch, quảng cáo trên báo, phương tiện truyền thông). Theo điều tra thống kê từ khách du lịch thì đại bộ phận khách du lịch tiềm năng cho biết họ thường chỉ đi du lịch đến những nơi mà họ đã được biết trước thông qua tuyên truyền quảng cáo.

Cũng theo kết quả điều tra cho thấy: Cứ bỏ ra 1$ cho chi phí quảng cáo sẽ đem lại 5 $ lợi nhuận , vì vậy các nhà kinh doanh du lịch thường trích 5% tổng doanh thu cho tuyên truyền quảng cáo.

Thái lan mỗi năm chi khoảng 10 triệu $ cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo. (Chiến dịch Amazing Thailand với mục tiêu13 – 14 triệu KQT/năm)

Pháp từ 1975 – 1985 : Du lịch với doanh thu khá cao, đứng thứ hai sau Mỹ, (năm 1985 có doanh thu du lịch là10,5 tỷ $). Nhưng 1986, kinh doanh du lịch của Pháp đi xuống một cách rõ rệt (9,5 tỷ $), đứng thứ 4 sau Mỹ, Tây Ba Nha, Ý mà nguyên nhân chính là khách ít biết đến thông tin về du lịch Pháp. Ngay sau đó, Pháp đưa ra chương trình quốc gia về tuyên truyền quảng cáo du lịch với chi phí hàng năm là 90 triệu Fr (sấp sỉ 20 triệu $ Mỹ). Đến năm 1992, nước Pháp đã trở về vị trí số 2 trên thế giới với doanh thu 103 tỷ Fr (trên 20 tỷ $ Mỹ)

Ở Việt Nam: 60% khách du lịch thực tế (Theo điều tra của TCDLVN) và tiềm ẩn trả lời là không biết về du lịch Việt Nam trước ở khi đến Việt Nam; 30% khách có biết du lịch Việt Nam trước khi đến nhưng thông qua phương tiện quảng cáo của các công ty khác; 10% khách biết đến du lịch Việt nam qua các phương tiện quảng cáo của du lịch Việt Nam.

Đánh giá nguyên nhân của hiện tượng trên :

- Mặc dù du lịch Việt Nam có quan hệ với hơn 80 nước trên thế giới; và hơn 500 công ty du lịch trên thế giới nhưng mới chỉ thiết lập được 23 văn phòng đại diện ở 12 quốc gia.

- Chi phí cho hoạt động quảng cáo du lịch còn quá ít cả ở tầm vi mô cũng như tầm vĩ mô.

- Tóm lại: Muốn cạnh tranh được trong thị trường du lịch thế giới ngày càng sôi động phải có chiến lược tiếp thị du lịch hiệu quả

2.2.3. Xu hướng kéo dài mùa vụ du lịch (hạn chế tính thời vụ trong du lịch)

Như một hiện tượng kinh tế xã hội, du lịch mang tính chất thời vụ rõ rệt (về bản chất, nghĩa là hoạt động du lịch bị lệ thuộc vào thiên nhiên). Vào thời vụ du lịch chính, khách du lịch thường tập trung đến một số vùng hoặc một số nước nhất định. Nhiều nước đã tìm mọi cách để hạn chế khắc phục tính thời vụ trong kinh

doanh du lịch như mở rộng các loại hình, dịch vụ du lịch… nhằm kéo dài mùa du lịch. Tuy nhiên vấn đề thời vụ trong du lịch vẫn còn là vấn đề tồn tại và cuộc đấu tranh khắc phục những khó khăn ngoàI thời vụ sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của du lịch có nhiều thay đổi và ngày càng hiện đại:

Điều này thể hiện ở mức độ sang trọng, cao cấp, tiện nghi của các phương tiện phục vụ khách như cơ sở lưu trú, hệ thống giao thông vận tảI, thông tin liên lạc…

2.2.4. Các thể loại du lịch ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn 2.2.5. Xu thế CNH – HĐH du lịch

- Ứng dụng công nghệ điện tử

- Đào tạo đội ngũ lao động du lịch hiện đại

- Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch qua Internet 2.2.6. Xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá du lịch

- Các tour du lịch giữa các nước được gắn kết đáp ứng nhu cầu đI du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách

- Nhiều tổ chức du lịch khu vực và thế giới được hình thành.

- Nhiều tập đoàn KS, LH có mặt ở nhiều nước trên thế giới với những xu hướng phát triển chung của du lịch toàn cầu.

2.2.7. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp hàng đầu hoặc thứ 2 và thứ 3 trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w