Tổ chức phi chính phủ về du lịch 1 Tổ chức về du lịch nói chung

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 144 - 148)

6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dà

7.1.2. Tổ chức phi chính phủ về du lịch 1 Tổ chức về du lịch nói chung

Tổ chức thế giới

Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới - World Travel and Tourism Counil (WTTC).

Là một tổ chức liên kết quốc tế của 65 quan chức đứng đầu các lĩnh vực khác nhau của ngành du lịch thế giới. WTTC có trụ sở chính tại Bruxel (Bỉ) và văn phòng hoạt động tại Canada, Anh và Mỹ.

Mục đích chính của WTTC:

Chứng minh cho các chính phủ thất được sự đóng góp to lớn của du lịch và lữ hành và sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia và cả trên thế giới.

Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường du lịch cho phù hợp với môi trường. Loại bỏ những trở ngại đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Ngoài ra, WTTC còn hỗ trợ cho việc tự do hoá ngành hàng không, mở rộng chính sách giảm quy chế song phương và đa phương v.v… WTTC quan tâm rất nhiều đến những vấn đề về môi trường. Năm 1992 WTTC thiết lập Trung tâm nghiên cứu môi trường lữ hành và du lịch quốc tế tại Anh. Trung tâm này đã xây dựng một cơ sở dữ liệu về các hoạt động của ngành công nghiệp, chính sách của các chính phủ và các phương thức tiếp cận thực tế hữu hiệu nhất để giải quyết những vấn đề về môi trường.

WTTC đưa ra những biện pháp làm giảm những thủ tục về hành chính cũng như về xuất nhập cảnh gây phiền hà đối với khách du lịch. Tuy nhiên WTTC cũng không đồng tình với chính sách miễn thị thực xuất nhập cảnh (visa) đối với khách du lịch vì nhu cầu an ninh của du khách cũng như của các quốc gia.

Hội du lịch quốc tế - Alliance Internationale du Tourisme (AIT).

AIT được thành lập vào tháng 5/1919 là kết quả của sự cải tổ tự Liên đoàn quốc tế của các hiệp hội, liên đoàn du lịch (được thành lập từ năm 1898). AIT là Hiệp hội quốc tế không mang tính chất thương mại, được thành lập dựa trên cơ sở nghiệp đoàn và có tư cách pháp nhân theo Bộ Luật Dân sự của Thuỵ Sỹ. Trụ sở của AIT đặt tại Giơnevơ (Thuỵ Sỹ).

Cơ quan lãnh đạo của Tổ chức bao gồm: Hội nghị toàn thể (đứng đầu là Chủ tịch, họp một lần hàng năm), Ban thư ký (đứng đầu là Tổng thư ký); Uỷ ban lãnh đạo và Hội đồng.

Thành viên của AIT là các hiệp hội, liên đoàn du lịch. Các thành viên được phân ra hai nhóm chính: thành viên chính thức (gồm thành viên sáng lập và thành viên thông thường) và thành viên liên kết.

Mục đích hoạt động của AIT là khuyến khích phát triển tất cả các thể loại du lịch và đặc biệt là du lịch bằng xe ô tô; giúp đỡ các tổ chức du lịch tại các quốc gia; tạo điều kiện hợp tác giữa các thành viên. Hai năm một lần, AIT triệu tập hội nghị quốc tế với chủ đề:"Du lịch và nghỉ ngơi" để thảo luận các vấn đề về sự ảnh hưởng của du lịch đến di sản văn hoá, lịch sử, đến tài nguyên thiên nhiên và đến sự bảo vệ môi trường v.v… Hàng năm AIT tổ chức các "tuần học của AIT" với mục đích thành lập các mối quan hệ và trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia và các nhà quản lý về du lịch.

Ngôn ngữ chính được sử dụng: tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Hiệp hội quốc tế các chuyên gia về du lịch - Association Internationale d' Expert Scientifiques du Tourisme (AIEST).

AIEST được thành lập năm 1949 tại Lugano. Hiện nay trụ sở đặt tại Bern (Thuỵ Sỹ).

AIEST liên kết các cá nhân có hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch hoặc có đóng góp cho sự phát triển của du lịch. Thành viên của tổ chức bao gồm các giáo sư, các thành viên bình thường, các thành viên đặc biệt và các thành viên danh dự.

Mục đích hoạt động của AIEST là khuyến khích các hoạt động nhiên cứu khoa học thông qua các cuộc gặp gỡ cá nhân, trao đổi kinh nghiệm v.v…; giúp đỡ các chương trình nghiên cứu giáo dục về du lịch; tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về du lịch; tổ chức các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch. Đặc biệt, AIEST cho ra rất nhiều ấn phẩm về du lịch.

Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý.

Viện hạn lâm quốc tế về du lịch - Akademie Internationale du Tourisme (AIT)

Tổ chức này được thành lập năm 1951 tại Monaco từ các thành viên được lựa chọn giữa những nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch. Trụ sở của tổ chức đặt tại Monter Carlo (Monaco).

Hiện nay các thành viên của tổ chức bao gồm những thành viên chính thức (có số lượng giới hạn) và những thành viên liên kết (không giới hạn số lượng).

Mục đích hoạt động của Tổ chức là phát triển tính văn hoá và tính nhân đạo của du lịch quốc tế; giải thích các thuật ngữ trong lĩnh vực du lịch. Với mục đích như vậy Viện hàn lâm cho ra những từ điển về các thuật ngữ đã được quy ước và lựa chọn trong lĩnh vực du lịch. Hàng năm Viện hàn lâm tổ chức các cuộc thi với các đề tài về ngôn ngữ học, về du lịch văn hoá, du lịch tham quan tìm hiểu, du lịch xã hội.

Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Pháp.

Tổ chức khu vực

Hiệp hội Lữ hành Châu Á Thái Bình Dương - Pacific Asian Travel Association (PATA).

PATA được thành lập năm 1951tại Hawai, do sáng kiến của Mỹ.

Hiện nay PATA có 80 cơ quan du lịch nhà nước, hơn 2000 tổ chức du lịch và một hệ thống gồm 80 chi hội với tổng số chi hội viên là trên 16000 tổ chức. Trong suốt một thời gian dài Hiệp hội PATA có trụ sở chính đặt tại Sanfrancisco (Mỹ). Đầu năm 1998 PATA đang chuyển về Bangkok (Thái Lan). Các thành viên của PATA được chia thành 9 vùng: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Châu Đại Dương, Châu Đại Dương, Alasca, quần đảo Hawai (mỹ) và Canada. Cơ quan lãnh đạo gồm Hội nghị hàng năm, ban giám đốc và ban chấp hành. Mục đích của tổ chức là tuyên truyền là khuyến khích sự phát triển du lịch ở khu vực Thái Bình Dương; giúp đỡ các thành viên trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, xây dựng cơ sở vật chất du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết, hợp tác

giữa các thành viên; tổ chức những chương trình nghiên cứu thị trường cũng như thống kê trong du lịch, thực hiện các mối liên kết với các tổ chức quốc tế khác. PATA có văn phòng đại diện nghiên cứu thị trường tại London, Frankfurt và Paris.

PATA cho ra nhiều ấn phẩm về du lịch như tạo chí hàng tháng "PATA NEWs", cách tra cứu hàng năm "PATA GUIDE BOOK", thông tin thống kê hàng năm " PATA STATISTICS" (được gửi không mất tiền cho thành viên).

Ngôn ngữ chính: tiếng Anh

7.1.2.2. Các tổ chức quốc tế mang tính chất chuyên ngành du lịch, Những tổ chức này quan tâm đến từng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch như: các tổ chức quốc tế của các hãng đại lý du lịch, của doanh nghiệp khách sạn và nhà hàng, các hãng vận tải du lịch v.v… Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu các tổ chức đa dạng đó là đối tượng của các môn học chuyên ngành khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w