Chỉ đạo đổi mới toàn diện quá trình dạy học của các trường theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 101 - 105)

- Nội dung và cách thựchiện biện pháp

3.1.4.Chỉ đạo đổi mới toàn diện quá trình dạy học của các trường theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn

theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn

* Mục đích của biện pháp

Tăng cường hoạt động đổi mới các thành tố quá trình dạy học để đảm bảo chất lượng dạy học của các trường theo tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn chất lượng đã qui định.

*Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Quá trình dạy học là hệ toàn vẹn của các thành tố cấu trúc, do vậy chất lượng của quá trình chỉ có thể được đảm bảo khi các thành tố của nó có sự đổi mới và cùng phát huy tác động đồng hướng theo mục tiêu đổi mới giáo dục. Biện pháp chỉ đạo các trường thực hiện đổi mới các thành tố quá trình dạy học bao gồm các nội dung và cách thực hiện sau:

1/ Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của các trường

Đổi mới chỉ đạo chuyên môn theo hướng khuyến khích giáo viên sáng tạo cách thực hành giảng dạy mới, tổ chức thi đặt câu hỏi, cách nếu vấn đề trong bài giảng nhằm tạo ra tranh luận, kích thích tư duy của học sinh. Trọng tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp là chỉ đạo thiết kế bài giảng: Bản thiết kế bài giảng bao hàm trong nó cả nội dung và phương pháp cũng như mục tiêu dạy học, trong đó nổi bật nhất là phương pháp dạy học. Đây là cái riêng của người giáo viên và là yếu tố tác động tích cực đến chất lượng học tập của học sinh. Do đó, nội dung này của biện pháp tập trung vào chỉ đạo việc soạn bài, sưu tầm tư liệu để soạn bài của giáo viên. Với các trường có điều kiện, Sở chỉ đạo trường phát động giáo viên soạn và thực giáo án điện tử và đưa nội dung đổi mới phương pháp dạy – học vào tiêu chuẩn xét giáo viên giỏi hàng năm.

Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, của cán bộ phòng hoặc nghiệp vụ bộ môn theo dõi việc đổi mới phương pháp của giáo viên bộ môn trong các trường tiểu học .

100

2/ Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Nếu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm vào đánh giá giáo viên, khi đó, kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy dạy. Theo xu hướng này, có thể giáo viên sẽ dạy thêm về thời gian, áp đặt và nhồi nhét kiến thức do nôn nóng, học sinh ỷ lại vào thầy và mất khả năng tự học, chất lượng thực giảm. Khi kiểm tra, đánh giá mọi người tìm cách để nâng cao chất lượng danh nghĩa và việc kiểm tra đánh giá có thể sẽ không đảm bảo sự nghiêm túc.

Nếu kiểm tra,đánh giá hướng vào học sinh, nó sẽ là động lực thúc đẩy học. Xu hướng này phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy – tự học, trò cố gắng, tích cực đòi hỏi thầy phải cố gắng tích cực mới đáp ứng được trò, mối quan hệ dạy – học luôn ổn định. Chất lượng thực tăng, nếu kiểm tra, đánh giá phù hợp với cách dạy – học thì động cơ thúc đẩy dạy – học càng lớn, thi không phù hợp, sẽ kìm hãm sự đổi mới.

Sự phân tích trên đây cho thấy, đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới đồng bộ dạy – học – kiểm tra, đánh giá.

3/Trên cơ sở thành tựu của đổi mới PPDH, tiến tới đổi mới toàn diện quá trình dạy học, giáo dục bằng cách

- Làm cho giáo viên, học sinh nắm được dạy học là dạy cách học, cách thu thập thông tin, cách hợp tác với nhau, chuyển từ dạy và học để thi sang dạy và học để sáng tạo. Giáo viên giỏi và giỏi về phương pháp giảng dạy, giáo dục. CBQL giỏi là một huấn luyện viên giỏi có nhu cầu đào tạo, huấn luyện đội ngũ, biết yêu cầu mọi người làm đúng, biết hướng tới mục tiêu lâu dài chứ không phải thành tích trước mắt để được đánh giá thi đua tốt, luôn chủ động tích cực.

Thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng là sự đổi mới toàn bộ phức hệ dạy – học – kiểm tra, đánh giá và quản lí cả mục tiêu, nội dung và

101

phương pháp; cả giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường; cả quan niệm và cách làm giáo dục; cả con người và phương tiện làm giáo dục.

- Tạo động lực, điều kiện và cơ hội cho học sinh. Đổi mới quy trình đánh giá ở trường tiểu học: Việc xét chuyển lớp cho học sinh phải thông qua thẩm định, kiểm tra cuối kì, cuối năm kết hợp với đánh giá hàng ngày để phân loại có sự quản lý phân loại của nhà trường. Những học sinh loại yếu trong kỳ phân loại cuối năm phải tiếp tục được bồi dưỡng trong hè và phải qua kỳ kiểm tra đánh giá lại, những học sinh khác mỗi tuần có một buổi hướng dẫn học tập tự nguyện. Làm như thế, sẽ khắc phục tình trạng dạy ôn dồn dập cuối năm, cho lên lớp không đảm bảo chuẩn, cho điểm đánh giá nương nhẹ. Đó là giải pháp làm cho chất lượng ngang bằng với số lượng.

Chỉ đạo các trường tổ chức giao lưu học sinh giỏi cấp trường theo hình thức đăng kí giao lưu về văn hoá, nghệ thuật, thể thao tạo điều kiện cho mọi học sinh có điều kiện thi tài.

Những nội dung trên thể hiện quan điểm: nhà trường tự chịu trách nhiệm chất lượng đào tạo và chủ động trong đào tạo, Sở GD&ĐT, Phòng GD& ĐT với trách nhiệm QLNN tổ chức việc đánh giá ngoài để thẩm định hoặc đánh giá hoạt động của nhà trường và công khai cho nhân dân và chính quyền địa phương biết. Giải pháp trên đây đòi hỏi có sự đồng bộ với quản lí của cấp trên.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp được thực hiện trong mối quan hệ với nội dung chương trình, thầy giáo phải làm cho kiến thức sách vở gắn liền với thực tiễn sinh động; nội dung học phải là nội dung thực hành, mỗi bài học là một bài thực hành, tạo điều kiện để học sinh được hành. Muốn vậy cần tích cực sử dụng thiết bị dạy học, dành nhiều thời gian cho học sinh thảo luận, trình bày, tranh luận, hỏi đáp và suy nghĩ. Học và hành phải trở thành thói quen, thành văn hoá nhà trường. Quan tâm đến việc giảng dạy các chuyên đề quy định trong chương trình, mở rộng dạy các ngoại ngữ khác, tin học, nhạc

102

hoạ, TDTT, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý phối hợp với các ngành, cha mẹ học sinh thực hiện các nội dung trên.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp đồng bộ với đổi mới phương tiện, và cơ bản là đồng bộ với sử dụng phương tiện. Giáo viên và học sinh phải có sự ham mê, tự tin trong thực hành thao tác với các phương tiện, thiết bị dạy học để học sinh học một cách chủ động.

- Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực hướng tới xây dựng một xã hội học tập, trong đó động cơ học tập của mỗi người là nhu cầu tìm hiểu tri thức để nâng cao năng suất lao động, tìm cơ hội cho mình. Điều kiện phát triển xã hội học tập là nhu cầu học. Cần tạo ra môi trường kiến thức xung quanh mỗi người bằng cách phát triển hệ thống thư viện, Internet,… cần cải thiện quan hệ thầy, trò cho gần gũi hơn, người học sinh có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy như người cố vấn về nhiều phương diện. Đó là môi trường thuận lợi để tri thức tiếp xúc với tri thức và các nhu cầu tìm kiếm tri thức được thoả mãn.

- Chỉ đạo đổi mới quản lý nhà trường cho phù hợp với đổi mới quá trình dạy học, bởi sự phát huy tính tích cực, sáng tạo luôn không phù hợp với cách quản lí áp đặt và cứng nhắc. Cách đào tạo thay đổi thì hình thức quản lí cũng phải thay đổi, sự bảo thủ cản trở đổi mới. Mục tiêu tạo ra các trường chuẩn quốc gia là một sự bảo đảm cho quá trình đổi mới giáo dục tiểu học. Để đạt mục tiêu phải biết chú ý đến quyền lợi của những người tham gia đổi mới, quan tâm cả đến môi trường công tác như giảm những cụôc họp kém chất lượng, những thủ tục hành chính rườm rà.

4/ Chỉ đạo các trường đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện

- Chỉ đạo toàn diện dạy chữ - dạy người – dạy cách sống, tăng hoạt động, thực hành và giao tiếp, khắc phục dạy chữ đơn thuần, chỉ hướng học sinh vào việc học. Tăng cường giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống. Nếu không quan tâm đến thái độ và nhân cách thì cũng sẽ không có chất lượng

103

văn hoá. Làm cho học sinh nắm vững yêu cầu giáo dục của nhà trường và xã hội được cụ thể thành nội dung giáo dục của nhà trường và xã hội được cụ thể thành nội dung giáo dục, nội quy, nền nếp, nhắc nhở học sinh ghi nhớ và thực hiện, phân loại học sinh có biểu hiện vi phạm pháp luật, chưa thực hiện tốt nội quy, nền nếp thành các mức độ để có tác động phù hợp. Xây dựng cách thức phối hợp nhà trường, đoàn thể và gia đình cùng giáo dục học sinh.

- Chỉ đạo xây dựng đồng bộ hệ thống điều kiện, ưu tiên phát triển công nghệ thông tin. Sản phẩm, chất lượng giáo dục tuỳ thuộc vào phương pháp giáo dục và con người sử dụng phương pháp đó: giáo viên và học sinh. Hơn nữa, sản phẩm con người là tổng hoà các quan hệ xã hội, được thể hiện trong lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Vì thế, giáo dục nhà trường phải có sự gắn kết chặt chẽ với giáo dục xã hội. Chỉ khi nào đặt đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục trong mối liên quan logíc với đổi mới quá trình dạy học, giáo dục, đổi mới quan hệ nhà trường với xã hội. Đặt vấn đề học trong mối tương quan logíc với hành, giáo dục với sản xuất, nhà trường với xã hội là con đường hữu hiệu để đảm bảo chất lượng giáo dục các trường tiểu học theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn chất lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 101 - 105)