Thực trạng chỉ đạo công tác truyền thông nâng cao nhận thức về kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 74 - 76)

. Tiêu chuẩn 6: nhà trường, gia đình và xã hộ

2.2.1.Thực trạng chỉ đạo công tác truyền thông nâng cao nhận thức về kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học

thức về kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học

Điều tra CBQL và giáo viên vào tháng 9/2008, cho thấy nhận thức của các lực lượng giáo dục về kiểm định chất lượng giáo dục Tiểu học được thể hiện ở bảng 2.3.

73

Bảng 2.3: Kết quả điều tra về nhận thức của các lực lượng giáo dục về kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học (đơn vị tính%)

STT Nội dung hỏi Đánh

giá của CBQL Đánh giá của GV Đánh giá chung Thứ bậc

1 Chuẩn bị tư tưởng cho những người thực hiện kiểm định chất lượng

70,0 X 70,0 X

2 Văn bản chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng được truyền đạt đến các đối tượng chu đáo

67,0 X 67,0 X

3 Nhận thức về thực hiện kiểm định chất lượng của lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT

52,0 X 52,0 2

4 Nhận thức về thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của cán bộ QLGD các trường

45,0 X 45,0 3

5 Giáo viên đều quyết tâm thực hiện thực hiện kiểm định chất lượng

67,0 X 67,0 1.4

7 Nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, giáo viên đối với thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục

66,0 X 65,0 1.5

Kết quả bảng trên cho phép khái quát thực trạng nhận thức của các đối tượng như sau:

- Các văn bản và tinh thần chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng được truyền đạt đến tất cả cán bộ QLGD và giáo viên, nhưng tỷ lệ cán bộ giáo viên nắm vững mục đích và yêu cầu của việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục mới đạt 67%.

Về quá trình chuẩn bị nhận thức cho cán bộ, giáo viên có 70% ý kiến đánh giá đạt yêu cầu. Kiểm định chất lượng giáo dục là một quá trình đòi hỏi một sự chuyển biến toàn diện và triệt để trong tư tưởng thì với tỷ lệ trên việc chuẩn bị nhận thức cho cán bộ giáo viên là chưa đạt mong muốn.

74

- Mức độ nhận thức về kiểm định chất lượng giáo dục và tinh thần sẵn sàng cho việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục được thể hiện ở đội ngũ cán bộ, giáo viên với 45% số ý kiến.

Với sự chuẩn bị lâu dài, thì kết quả nhận thức trên là thấp. Nhận thức của cán bộ, giáo viên chưa toàn diện, hạn chế về tầm nhìn, các vấn đề có tính hệ thống, tính chiến lược, quan điểm lí luận ở mức thấp.

Từ thực trạng nhận thức trên đây, có một số nhận xét sau:

- Việc chỉ đạo xây dựng nhận thức về kiểm định chất lượng giáo dục, chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng đón nhận và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, hình thành quan niệm mới về chất lượng giáo dục chưa được tiến hành với cường độ cần thiết để tạo ra bước ngoặt trong nhận thức của các đối tượng.

- Chưa có sự chỉ đạo thất cụ thể về công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng. Thiếu một kế hoạch tổng thể, một cơ cấu tổ chức để thực hiện tuyên truyền vận động về kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học, chưa soạn thảo được những văn bản hướng dẫn cần thiết. Tình hình trên cho thấy cần thiết phải thực hiện một cách có hệ thống vấn đề xây dựng nhận thức, chuẩn bị tư tưởng cho các đối tượng khi tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học trong những năm học tới.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 74 - 76)