. Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất
82 2 Chỉ đạo thực hiện
2.4. 2 Nguyên nhân của thực trạng
2,94 2,96 2,33 4 4.3 4.2 4.6 Tạm hài lòng
3 Chỉ đạo phối kết hợp thực hiện kế hoạch triển khai Bộ tiêu chuẩn
3,2 2
Hài lòng
4 Chỉ đạo tổng kết rút kinh nghiệm
triển khai Bộ tiêu chuẩn 2,79 3 Tạm hài lòng
Tổng hợp 2,85 Tạm hài lòng
Kết quả bảng 2.8 cho thấy khái quát về thực trạng chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học theo Bộ tiêu chuẩn ở các trường tiểu học có thể nhận thấy: ý kiến chung là sự chỉ đạo thực hiện thực kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học theo Bộ tiêu chuẩn do Sở GD&ĐT tiến hành ở mức tạm hài lòng và đứng ở thứ bậc cuối trong các nội dung chỉ đạo là quản lý của Sở GD - ĐT (thứ 3), chỉ đạo thực thi kế hoạch (thứ 4). Trong chỉ đạo thực thi kế hoạch thì đứng ở thứ bậc sau cùng là công tác chỉ đạo chuẩn bị CSVC (thứ 3)
2.4. 2. Nguyên nhân của thực trạng
Các cấp chỉ đạo đã bám sát sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, thực hiện đầy đủ tinh thần chỉ đạo đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học, kiểm tra sâu sát tạo ra sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện là nguyên nhân của những kết quả tốt đã đạt được.
Chưa có nhận thức đầy đủ về đổi mới kiểm tra đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Chưa làm tốt giáo dục nhận thức để tạo ra quyết tâm thực hiện đổi mới trong ngành và xã hội về vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học là nguyên nhân rất quan trọng làm cho việc thực hiện kiểm
83
định chất lượng giáo dục tiểu học theo Bộ tiêu chuẩn chưa đạt được yêu cầu như mong muốn đặt ra.
Kế hoạch thiếu cụ thể, thiếu điều kiện đảm bảo cho thực hiện kế hoạch như CSVC, nguồn vốn, chính sách, phân cấp quản lý là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng chất lượng của thực thi kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học.
Cán bộ quản lí, giáo viên chưa có nhu cầu tự đổi mới công tác đánh giá kết quả, chất lượng giáo dục và còn e ngại kiểm định chất lượng giáo dục từ bên ngoài.
Bệnh thành tích của người quản lý, cùng nguyên nhân từ chính khâu quản lý và các cấp quản lý đã cản trở đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục và công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Hải Phòng.
Kết luận chương 2
Thực trạng chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học thành phố Hải Phòng cho phép rút ra một số nhận xét:
- Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng đã quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường tiểu học. Tuy nhiên, Sở mới chỉ đạo triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định nên công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học mới bắt đầu được thực hiện .
- Các trường tiểu học đã tiến hành tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy, các trường đều đạt các yêu cầu được xác định trong bộ tiêu chuẩn tuy nhiên ở mức độ thấp.
- Công tác chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn đã được Sở GD&ĐT quan tâm, nhưng thực tiễn triển khai còn bộc lộ một số hạn chế như:
84
+ Cán bộ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và nội dung của công tác kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học
+ Chưa kết hợp khoa học giữa tự đánh giá và hoạt động đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng của từng trường tiểu học.
+ Công tác quản lí của sở GD&DT chưa thực sự hướng về cơ sở, chưa kích thích được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường tiểu học.
+ Xét theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn, kết quả kiểm định cho thấy, đa số các trường còn hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ và công tác đổi mới toàn diện quá trình dạy học trong nhà trường.
85
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHUẨN
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG