. Tiêu chuẩn 6: nhà trường, gia đình và xã hộ
2.3.2. Thực trạng việc triển khai thựchiện Bộ tiêu chuẩn KĐCLGD
2.3.2.1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng về công tác Kiểm định chất lượng giáo dục
Để hiện thực hoá các mục tiêu thì việc đầu tiên là phải làm cho các đối tượng nhận thức rõ . Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào nhận thức của các đối tượng có liên quan.
Do nhiều nguyên nhân khách quan, công tác KĐCLGD các trường tiểu học ở Hải Phòng chưa được chính thức thực hiện, nhưng thực tiễn đòi hỏi Sở GD & ĐT Hải Phòng cần nhanh chóng có được hệ thống những chuẩn mực để xác nhận sự đáp ứng của các trường Tiểu học đối với chất lượng giáo dục đang là vấn đề được các bậc phụ huynh, học sinh và dư luận xã hội quan tâm. Đây là đòi hỏi chính đáng của nhân dân trước khi họ lựa chọn nhà trường để gửi gắm con em mình.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra nhận thức của các đối tượng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở 4 trường tiểu học: Hai trường ở nội thành và hai trường ở ngoại thành Hải Phòng. Khi điều tra ở mỗi nhà trường, tác giả đã tiếp xúc và hỏi ý kiến của
66
BGH, mười giáo viên ở các độ tuổi khác nhau, mười phụ huynh học sinh. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.1:
Bảng 2.1: Nhận thức của các đối tượng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học
stt Nội dung phiếu hỏi Ý kiến BGH Giáo viên Phụ huynh học sinh 1 Các hình thức đánh giá CLGD hiện nay đã phản ánh chính xác CLGD các nhà trường Đồng ý 24% 42% 58% K. đồng ý 76% 48% 40% ý kiến khác 10% 2% 2
Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn KĐCLGD trường tiểu học và tiến hành KĐCLGD là vấn đề rất cần thiết Đồng ý 100% 75% 80% K. đồng ý 25% 20% ý kiến khác 3 Bộ tiêu chuẩn KĐCLGD trường tiểu học là mục đích, động lực nâng cao CLGD các nhà trường Đồng ý 100% 82% 75% K.đồng ý 18% ý kiến khác 25% 4 Thực hiện KĐCLGD sẽ giúp các cơ quan QLGD có cách nhìn tổng thể về CLGD ở các nhà trường, từ đó có giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao CLGD Đồng ý 100% 80% 78% K.đồng ý ý kiến khác 20% 22%
Kết quả bảng 2.1 cho thấy:
- 76% cán bộ quản lí các nhà trường được hỏi chưa đồng tình với các hình thức đánh giá hiện nay. Điều này cho thấy cách đánh giá CLGD hiện nay còn nhiều bất cập, chưa toàn diện, chưa phản ánh đầy đủ các chỉ số giáo dục . Vì vậy để tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục thì cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ hơn. 48% số giáo viên được hỏi cũng chưa tán thành với các hình thức đánh giá hiện nay. Họ cho rằng, việc đánh giá hiện nay chưa toàn diện, còn mang nhiều tính chủ quan, cách đánh giá hiện tại chưa thể khái quát mô tả chất lượng giáo dục của nhà trường. 10% giáo viên không trả lời,
67
có thể là họ cũng không ủng hộ với việc đánh giá hiện nay mà chưa tiện nói ra, hoặc là họ không quan tâm hay thờ ơ đối với việc đánh giá chất lượng giáo dục... Về phía cha mẹ học sinh, có 58% trong số họ cũng chưa tỏ ra đồng tình với cách đánh giá hiện nay.
- Về sự cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chuẩn KĐCLGD, đại đa số các cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh được hỏi đều đồng tình với vấn đề là rất cần thiết. Điều đó chứng tỏ rằng không chỉ những người làm công tác giáo dục quan tâm đến chất lượng giáo dục mà cha mẹ học sinh, xã hội đều rất quan tâm đến vấn đề này. Mọi người đều cho rằng hiện nay vấn đề rất cần thiết là phải chỉ rõ các chỉ số giáo dục ở các trường tiểu học, có như vậy mới đo được chất lượng giáo dục ở các nhà trường, để mọi người nắm được chất lượng giáo dục của từng nhà trường.
- Đại đa số ý kiến của các cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh khi được hỏi đều đồng ý cho rằng: Khi các tiêu chuẩn KĐCLGD trường tiểu học chỉ rõ được các chỉ số giáo dục, lượng hoá được các tiêu chí giáo dục, các nhà trường sẽ lấy các tiêu chuẩn KĐCLGD làm căn cứ để xây dựng mục đích phấn đấu; các nhà trường sẽ phải xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ và phát huy tối đa các khả năng của mình. Mọi lợi thế của nhà trường sẽ được triệt để phát huy, mọi hoạt động của nhà trường đều tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục.
- 100% cán bộ quản lí, 80% giáo viên và 78% cha mẹ học sinh được hỏi đều đồng tình với nhận định: Khi KĐCLGD, sẽ tạo ra ranh giới giữa các trường đạt và chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục. Mặt khác dựa vào bộ tiêu chuẩn KĐCLGD, những nhà quản lí giáo dục còn nắm được chính xác những mặt mạnh và những mặt chưa mạnh của một nhà trường. Đây là những minh chứng cụ thể để các nhà quản lí giáo dục nắm rõ thực trạng, nguyên nhân, từ đó có có những cách điều hành quản lí đúng đắn, kịp thời, hiệu quả.
68
Từ những ý kiến trên cho thấy dư luận xã hội rất quan tâm đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng. Các đối tượng đều mong muốn sớm có các chỉ số đánh giá CLGD, đặc biệt họ rất quan tâm đến những nhà trường đã đạt hoặc chưa đạt so với các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn KĐCLGD trường tiểu học, bởi vì những thông tin đó sẽ giúp họ trong việc lựa chọn nhà trường để gửi gắm con em mình.
2.3.2.2. Triển khai công tác kiểm định CLGD các trường tiểu học của Sở GD & ĐT Hải Phòng
Hàng năm, Sở GD & ĐT Hải Phòng, các Phòng Giáo dục và Đào tạo ở các quận huyện thường xuyên tổ chức đánh giá các nhà trường. Tìm hiểu thực trạng việc đánh giá này, tác giả cũng tiến hành điều tra ở 4 trường tiểu học, bao gồm: Hai trường ở nội thành, hai trường ở ngoại thành. Ở mỗi nhà trường, tác giả phỏng vấn và lập phiếu hỏi với một số cán bộ quản lí, một số giáo viên ở các độ tuổi khác nhau. Ngoài ra tác giả cũng hỏi ý kiến của một số chuyên viên, cán bộ lãnh đạo của một số phòng (ban) thuộc cơ quan Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Kết quả điều tra được thể hiện như bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thực trạng triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học của Sở GD&ĐT Hải Phòng
STT Nội dung Ý kiến trả lời BGH Giáo viên
1
Hàng năm, các nhà trường thường xuyên phải báo cáo với,Sở GD& ĐT, Phòng GD&ĐT kế hoạch và chất lượng giáo dục. Có 100% 75% Không Không trả lời 25% 2 Hàng năm, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tiến hành kiểm tra toàn diện công tác chuyên môn.
Có 100% 64%
Không
69 3
Theo chu kì 2 năm, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tiến hành thanh tra toàn diện các hoạt động giáo dục của trường.
Có 100% 62%
Không
Không trả lời 38%
4
Các hoạt động kiểm tra, thanh tra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã đề cập tới tất cả các chỉ số giáo dục. Đồng ý 60% 50% K. đồng ý 40% 40% K. trả lời 10% 5
Hoạt động kiểm tra, thanh tra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã có tác động nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đồng ý 100% 65%
K.đồng ý
K.trả lời 30%
Nhìn vào kết quả bảng 2.2. ta thấy:
- 100% cán bộ quản lí và 75% số giáo viên được hỏi đều đồng ý với việc thông qua các báo cáo về chất lượng giáo dục của từng nhà trường, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT sẽ nắm được thực trạng chất lượng giáo dục của toàn bậc học. Việc báo cáo của các nhà trường đã trở thành công việc thường xuyên trong từng năm học. Nhưng để đảm bảo tính chính xác và khách quan của báo cáo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cần phải có thêm những biện pháp và những kênh thông tin khác để quản lí chất lượng giáo dục các nhà trường.
- 100% cán bộ quản lí và 64% số giáo viên được hỏi đều đồng ý với việc hàng năm, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT lại tổ chức tiến hành kiểm tra toàn diện công tác chuyên môn của nhà trường một lần.Việc kiểm tra đã có tác dụng thúc đẩy các hoạt động của nhà trường tương đối tốt song do thời gian kiểm tra ngắn, số lượng giáo viên được kiểm tra hạn chế và các nội
70
dung kiểm tra cũng chưa đa dạng nên sau khi kiểm tra , việc tạo nên một sự chuyển biến về nhận thức trong giáo viên ở tất cả các khối lớp cũng chưa được thể hiện rõ nét. Đặc biệt, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cũng cần làm rõ hơn đối với các nhà trường về mục đích của việc kiểm tra là tư vấn và thúc đẩy, để các nhà trường coi đó là hoạt động bình thường, không phải tìm cách đối phó khi được kiểm tra.
- 100% cán bộ quản lí và 62% số giáo viên được hỏi cũng đồng ý với việc sau 2 năm, Phòng GD&ĐT lại tiến hành thanh tra toàn diện nhà trường một lần. Cũng giống như hoạt động kiểm tra chuyên môn, hoạt động thanh tra cũng được tiến hành thường xuyên và thanh tra trên nhiều lĩnh vực. Nhờ hoạt động thanh tra toàn diện, các hoạt động của nhà trường luôn phải bám vào các văn bản chỉ đạo của Bộ và của Sở, Phòng. Tuy nhiên, cũng do thời gian tiến hành thanh tra toàn diện còn ngắn, số lượng cán bộ tiến hành thanh tra hạn chế, nên công tác thanh tra cũng chưa thật sâu sát tới tất cả các hoạt động của nhà trường.
- Chỉ có 60% cán bộ quản lí và 50% số giáo viên được hỏi đồng ý với vấn đề : Việc thanh tra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã đề cập tới tất cả các chỉ số giáo dục. Các con số này cho thấy chất lượng công tác thanh tra chưa có tính thuyết phục, vì thế việc chỉ rõ các chỉ số giáo dục là hết sức cần thiết, đó là cơ sở để Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các nhà trường đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp thực hiện, đó cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của từng nhà trường.
- 100% cán bộ quản lí và 70% giáo viên được hỏi đều đồng ý cho rằng việc kiểm tra và thanh tra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục. Vẫn còn 30% số giáo viên được hỏi không trả lời, có thể vì lí do tế nhị, họ chưa đồng tình với cách kiểm tra và thanh tra hiện nay hoặc họ ít quan tâm tới việc kiểm tra và thanh tra. Kết quả trên cho thấy cần phải có sự đổi mới, cần định rõ ranh giới của hoạt động thanh tra
71
toàn diện và kiểm tra chuyên môn, cần làm nổi bật các hoạt động đã làm tốt và các hoạt động chưa làm tốt ở từng nhà trường. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có một bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các nhà trường.
Kết quả phân tích cũng cho thấy: Các Phòng GD&ĐT của Sở GD & ĐT Hải phòng đã có nhiều hình thức để kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục của các nhà trường, nhờ đó mà trong những năm qua, chất lượng giáo dục của các nhà trường tiểu học của Hải Phòng đã không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó chúng ta còn nhận thấy: Sự đánh giá vẫn còn thiếu đồng bộ, các chỉ số giáo dục chưa được tham gia đánh giá một cách đúng mức, cách thức đánh giá còn bộc lộ nhiều hạn chế…. làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của toàn Ngành.