Kinh nghiệm thế giới về kiểm định chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 46 - 47)

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

1.5.Kinh nghiệm thế giới về kiểm định chất lượng giáo dục

1.5.1.Kinh nghiệm của Canada

Theo quan niệm của các nhà giáo dục Canada, CLGD thể hiện ở việc học sinh làm chủ các chuẩn về kiến thức khoa học, phát triển các kĩ năng học tập suốt đời, các kĩ năng đọc, viết, tính toán, giao tiếp điện tử, có hiểu biết và kĩ năng trong lĩnh vực nghệ thuật, có khả năng thu thập và xử lí thông tin, có thái độ và trách nhiệm công dân...CLGD cao phát triển các thế mạnh và tài năng của người học.Nhà trường tổ chức hiệu quả việc dạy học sinh cách ứng dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, đối mặt với các thử thách. Theo họ, thước đo CLGD chính xác nhất khả năng người học có thể cống hiến được những gì cho sự phát triển xã hội.

Chất lượng giáo dục ở Canada được đo bằng hai hệ thống chuẩn:

- Chuẩn quốc tế do các trường trong khối OECD xây dựng(Programme for International OECD countries’Student Assessment, viết tắt là PISA). PISA đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế của các nước thành viên OECD nhằm cung cấp các định hướng chính sách quốc tế về chỉ số phát triển kiến thức kĩ năng cho học sinh độ tuổi 15 trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, tính toán và hiểu biết về khoa họcc, thông qua các bài test quốc tế.

Chuẩn do Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục của Canada từ năm 1993(The schooi Achievment Indicators Program, viết tắt: SAIP). SAIP là chương trình đánh giá chu kì của Canada dành cho học sinh độ tuổi từ 13 đến 16 trong các lĩnh vực: Tính toán, đọc viết và khoa học.

Báo cáo của OECD về PISA 2000 đã phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đó là:

45 - Đầu tư cho giáo dục(đầu tư cao)

- Định hướng nghề nghiệp ho học sinh(tình trạng nghề mà học sinh mong muốn có được cho đến 30 tuổi – liên quan tích cực đến thành tích học tập mà các em có được)

- Bầu không khí của nhà trường(Môi trường an toàn, có kỉ cương) - Tương tác giáo viên và học sinh(giáo viên tạo động lực và khuyến khích học sinh theo đuổi việc học tập, đối xử công băng, hiểu được nhu cầu học tập của học sinh, định hướng có hiệu quả cho các em)

- Gia đình và môi trường gia đình

- Các yếu tố quản lí(lập kế hoạch, tổ chức quá trình dạy học, cung cấp thông tin)

- Chuẩn đánh giá và quy trình đánh giá. Chuẩn đánh giá dùng đẻ đo lường chất lượng mức độ nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra.Quá trình đánh giá cung cấp cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng các thông tin về nhà trường và thành tích học tập của học sinh.Cách thức đánh giá khuyến khích sự sáng tạo của nhà trường và việc học tập của các em.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 46 - 47)