- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
1.4.1. Công tác kế hoạch hoá kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học
* Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất
Nguồn lực tài chính , cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng để có chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Đánh giá và kiểm định nguồn lực tài chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của trường.
Trường đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất để giảng dạy – học tập, tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, thể thao, vui chơi, giải trí.
*Tiêu chuẩn 6: Nhà trường, gia đình và xã hội
Sự phối hợp hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và xã hội là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.4. Nội dung chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của trường tiểu học trường tiểu học
1.4.1. Công tác kế hoạch hoá kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học tiểu học
40
Kế hoạch hoá là một chức năng quản lí đầu tiên trong bốn chức năng quản lí cơ bản. Do vậy, trong công tác chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, việc làm trước tiên phải là chỉ đạo về công tác kế hoạch hoá. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hoá: Xác định, hình thành mục tiêu, phương hướng; Xác định và đảm bảo về các nguồn lực để đạt được mục tiêu; quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.
Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục có hai loại:
- Kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường tiểu học
Đây là kế hoạch do các trường hoạch định trên cơ sở kế hoạch tổng thể của Sở GD&ĐT về công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học. Nội dung của kế hoạch này phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và tiến trình tự đánh giá được thực hiện tại trường diễn ra như thế nào, người chịu trách nhiệm chính và những người phối hợp là ai, thời gian thực hiện vào khi nào…
Kế hoạch tự đánh giá được hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện theo lộ trình chung để đảm bảo tiến độ cho kế hoạch đánh gía ngoài (kiểm định ngoài).
- Kế hoạch đánh giá từ bên ngoài
Đây là kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học được thực hiện bởi bộ phận kiểm định ngoài nhà trường, mà trực tiếp là bộ phận kiểm định chất lượng của Sở GD&ĐT thực hiện. Kế hoạch này phải xác định rõ các nội dung:
+ Công khai các chủ thể tham gia kiểm định
+ Xác định các cá nhân và bộ phận thuộc trường tiểu học tham gia vào quá trình kiểm định với tư cách là nguồn cung cấp minh chứng
+ Nội dung và thời gian cùng tiến độ làm việc của bộ phận kiểm định. Chỉ đạo kế hoạch kiểm định bao gồm các nội dung cụ thể như:
41
- Thiết lập hệ thống mục tiêu kiểm định cho toàn bộ hệ thống
- Xác định các chủ thể tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định theo các mục tiêu đã hoạch định.
- Chỉ đạo các chủ thể lập kế hoạch kiểm định theo chức năng và các mục tiêu đã lựa chọn.
- Chỉ đạo đánh giá phê duyệt kế hoạch của các chủ thể, các đơn vị - Chỉ đạo lập kế hoạch tổng thể từ kế hoạch của các đơn vị.
Tùy theo yêu cầu và thực trạng của đối tượng được kiểm định, việc chỉ đạo công tác kế hoạch sẽ xác định rõ nội dung và yêu câù cho từng loại kế hoạch. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải triển khai cả những kế hoạch về xây dựng tiêu chí, hoàn thiện công cụ và phương pháp kiểm định.