- Nội dung và cách thựchiện biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu đã trình bày, chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1. Vấn đề chất lượng giáo dục là yếu tố sống còn đối với các cơ sở nói chung, các trường tiểu học nói riêng. Đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục các trường tiểu học là điều kiện để giáo dục phổ thông nói riêng, giáo dục nói chung thực hiện được các chức năng xã hội của mình đ ồng thời là động lực cho sự tiến bộ, sự phát triển xã hội trong bối cảnh xã hội hiện đaị hiện nay.
Kinh nghiệm quốc tế và kết quả các nghiên cứu lí luận về kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông cho thấy:
- Kiểm định chất lượng giáo dục là phương pháp, con đường có hiệu quả trong việc tạo động lực cho các trường học đảm bảo chất lượng giáo dục của mình. Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ xác định cho các trường định hướng chất lượng của mình mà còn chỉ rõ con đường để đạt chất lượng. - Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng là công cụ và phương tiện để thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của các trường thông qua tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài.
- Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng là một tập hợp các lĩnh vực phản ánh các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục của trường học. Mỗi lĩnh vực được thể hiện ở một hoặc một số tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được xác định bằng một số chỉ số cho phép lượng hoá lĩnh vực đó.
- Để thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục phảI triển khai hàng loạt các hoạt động, trong đó, công tác chỉ đạo thực hiện có vai trò quan trọng. Chỉ đạo thựchiện bộ tiêu chuẩn là thực hiện chỉ đạo các nội dung có tác động đến những thành tố, những hoạt động qui định chất lượng giáo dục của nhà trường.
112
2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học thành phố Hải Phòng cho phép rút ra một số nhận xét:
- Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng đã quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường tiểu học. Song, từ năm học 2007- 2008 Sở mới triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học.
- Các trường tiểu học đã và đang tiến hành tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy, các trường đều đạt các yêu cầu được xác định trong Bộ tiêu chuẩn tuy nhiên ở mức độ thấp.
- Công tác chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn đã được Sở GD&ĐT quan tâm, những thực tiễn triển khai còn bộ lộ một số hạn chế như:
+ Cán bộ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và nội dung của công tác kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học
+ Chưa kết hợp khoa học giữa tự đánh giá và hoạt động đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng của từng trường tiểu học.
+ Công tác quản lí của sở GD&DT chưa thực sự hướng về cơ sở, chưa kích thích được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường tiểu học.
+ Xét theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn, kết quả kiểm định cho thấy, đa số các trường còn hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ và công tác đổi mới toàn diện quá trình dạy học trong nhà trường.
3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường tiểu học của Sở GD&ĐT Hải Phòng, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau:
113
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan chỉ đạo và các nhà trường
- Đổi mới quản lí của Sở GD& ĐT, Phòng GD& ĐT hướng về cơ sở, tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc quán triệt Bộ tiêu chuẩn đến mỗi cán bộ giáo viên của các trường tiểu học
- Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá của các trường theo bộ tiêu chuẩn - Chỉ đạo đổi mới toàn diện quá trình dạy học của các trường theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn
- Chỉ đạo các trường tiểu học trong công tác bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhà giáo
Các biện pháp trên được đánh giá là cấp thiết và có tính khả thi.