. Tiêu chuẩn 6: nhà trường, gia đình và xã hộ
2.3.3. Thực trạng phối hợp trong công tác chỉ đạo thựchiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
STT Nội dung điều tra Tỷ lệ đánh giá (%)
1 Việc cung cấp các trang thiết bị, kinh phí kịp thời
so với tiến độ thực hiện kiểm định chất lượng 43,0 2 Chất lượng của thiết bị là đạt yêu cầu 60,0 3 Điều kiện sử dụng thiết bị ở các nhà trường là đảm
bảo
46,0
4 Cơ sở vật chất các nhà trường được chuẩn bị tốt để phục vụ kiểm định chất lượng
36,0
5 Việc sử dụng thiết bị và công cụ kiểm định của cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu
57,0
Bảng trên cho thấy thực trạng chỉ đạo chuẩn bị CSVC, kinh phí và các điều kiện khác để thực hiện Bộ tiêu chuẩn chưa tốt. Chuẩn bị CSVC phục vụ kiểm định ở các trường ở mức kém (đạt 36%). Việc cung cấp thiết bị không kịp thời với thực hiện kế hoạch kiểm định (đạt 43%) Điều kiện bảo quản và phát huy tác dụng của thiết bị đạt 46%. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên sử dụng tốt các công cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm định chưa cao (đạt 57%).
2.3.3. Thực trạng phối hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chuẩn kiểm định chất lượng
79
Kết quả điều tra về thực trạng phối hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Sở GD- ĐT thành phố Hải Phòng thể hiện qua số liệu bảng 2.7
Bảng 2.7: Thực trạng phối hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn KĐCLGD của Sở GD- ĐT thành phố Hải Phòng
STT Nội dung điều tra Tỷ lệ
(%) 1 Sở GD - ĐT tham mưu với thành uỷ, UBND thành phố chỉ đạo thực
hiện đổi mới kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông của thành phố
64,0
2 Sở GD - ĐT phối hợp tốt các phòng ban chức năng của Bộ GD&ĐTđể tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện
52,0
3 Sở GD - ĐT chỉ đạo các phòng ban chức năng của Sở thực hiện nhiệm vụ của mình trong quá trình thực hiện
70,0
4 Sở GD - ĐT phối hợp tốt các phòng ban chức năng của cơ sở (quận huyện) và các trường tiểu học để tạo thuận lợi cho quá trình thí điểm
86,0
5 Phong cách chỉ đạo của Sở GD - ĐT còn áp đặt, quan liêu, thiếu động viên đối với các trường
15,0
7 Nội dung chỉ đạo của Sở GD - ĐT tạo đảm bảo sự phối hợp toàn diện 87,0
Từ đánh giá trên và thực tiễn hoạt động của Sở GD –ĐT trong quản lí, chỉ đạo phối hợp các bộ phận thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học theo Bộ tiêu chuẩn chúng tôi thấy: hiệu quả quản lý trong nội bộ ngành (64%) cao hơn trong công tác tham mưu, phối hợp (52%). Cách quản lí theo mục tiêu gắn với trách nhiệm cá nhân, việc điều hành kế hoạch chặt chẽ theo thời gian là nét nổi bật. Sở đã tham mưu cho thành phố vạch chương trình kiểm định chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn, nhưng kế hoạch chưa cụ thể bằng những bước đi, mà xem nó như một định hướng; trong thực hiện còn khoán cho bộ phận, không tạo được nền nếp phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp. Trong điều hành, cách chỉ đạo trên dẫn đến hội họp nhiều, lịch công tác thường bị động phải bố trí làm việc ngoài giờ, tính dự báo trong quản lí hạn chế.
80
Sở GD -ĐT chưa xây dựng được quy chế thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học. Đây là khó khăn cho hoạt động mang tính chuyên môn của Sở. Cách phân công làm cho chuyên viên phụ trách ngành học nặng việc hơn các chuyên viên phụ trách chức năng, nhiệm vụ phân định không rõ, hệ quả là trong hoạt động nặng hành chính, nhẹ chuyên môn, ít đi sâu vào nghiên cứu chỉ đạo, nặng triển khai thực hiện.
Về truyền đạt, hướng dẫn và thông tin báo cáo: Sở GD - ĐT chú trọng truyền đạt văn bản chỉ đạo của cấp trên nhưng chưa coi trọng soạn thảo các hướng dẫn, quy định.