Kiểm định chất lượng

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 26 - 29)

- Chất lượng của cơ sở giáo dục(mô hình C.I.P.O)

1.2.4.Kiểm định chất lượng

Kiểm định chất lượng là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá chất lượng đào tạo (đầu ra), và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo các chuẩn mực được qui định.

Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. KĐCLGD nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục sẽ đạt được theo tiêu chí đề ra và tránh được các sai sót trong quá trình giáo dục. Hoạt động chủ yếu của KĐCLGD nhằm công nhận các cơ sở giáo dục đã đạt được các chuẩn mực quy định.

25

Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định.

Một trường chỉ được công nhận đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Hội đồng sau khi nhà trường chịu sự kiểm tra của các cán bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục. Quá trình kiểm định cũng mang lại cho các trường đã qua kiểm định cơ hội tự phân tích đánh giá để có những cải tiến về chất lượng.

1.2.4.2. Đặc trưng của Kiểm định chất lượng.

Kiểm định chất lượng có thể được tiến hành ở phạm vi trường hoặc chương trình đào tạo.

Kiểm định chất lượng không thể tách rời công tác tự đánh giá. Kiểm định chất lượng là hoạt động hoàn toàn tự nguyện.

Tất cả các quy trình kiểm định luôn gắn liền với đánh giá đồng nghiệp.

Các chuẩn mực đánh giá rất mền dẻo và được biến đổi cho phù hợp với nhiệm vụ.

Kiểm định cấp trường và kiểm định trương chình không chỉ tập trung đánh giá các yếu tố đầu vào mà còn tập trng vào cả quá trình đào tạo và chất lượng học sinh khi ra trường.

1.2.4.3. Mục đích, mục tiêu của Kiểm định chất lượng.

Mục đích của kiểm định chất lượng không chỉ là đảm bảo nhà trường có trách nhiệm với chất lượng đào tạo mà còn mang lại động lực cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cũng như chất lượng toàn trường. Một nhóm kiểm định được coi là hoạt động có hiệu quả khi không chỉ đánh giá xem một trường hay một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không mà còn phải có vai trò như những chuyên gia tư vấn sẵn sàng

26

giúp nhà trường giải quyết các vấn đề tồn đọng và nâng cao chất lượng các hoạt động.

1.2.4.4. Các giai đoạn chính của quy trình kiểm định chất lượng.

1) Tự đánh giá: Trường/ Tổ nhóm chuyên môn tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đã được ban hành. Có thể tự đánh giá toàn diện nhà trường ( theo toàn bộ các tiêu chí) hay đánh giá theo một nhóm các tiêu chí.

2) Đăng ký kiểm định chất chất lượng. 3) Đánh giá ngoài.

4) Đánh giá lại (Nếu có).

5) Công bố kết quả kiểm định: Cấp chứng nhận kết quả kiểm định và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúnh về kết quả kiểm định.

1.2.4.5.Kiểm định chất lượng trường phổ thông ở việt nam.

* Kiểm định chất lượng giáo dục trường phổ thông.

Là hoạt động đánh giá trường phổ thông về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho từng cấp học để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu tử đó nhà trường xây dựng kế hoạch và cácbiện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

* Tự đánh giá chất chất lượng giáo dục trường phổ thông

Là hoạt động tự xem xét của chính nhà trường căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho từng cấp học để chỉ ra ddieemr mạnh, điểm yếu từ đó nhà trường xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

27

Là hoạt động đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trong phổ thông nhằm xác định mức độ trường phổ thông thực hiện các tiêu chuẩn đánhchất lượng giáo dục cho từng cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

* Chất lượng giáo dục phổ thông

Là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 26 - 29)