- Nội dung và cách thựchiện biện pháp
3.3. Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của cácbiện pháp
Để đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất, chúng tôi thiết kế mẫu phiếu (xem phụ lục) và tiến hành điều tra trên các đối tượng là hiệu trưởng và cán bộ Sở GD&ĐT, Phòng GD& ĐT. Kết quả thu được như bảng 3.2
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan chỉ đạo và các nhà trường
63,5 36,5 0 63,5 36,5 0
2. Đổi mới quản lí của Sở GD& ĐT, Phòng GD& ĐT hướng về cơ sở, tạo động lực cho sự phát triển
109 của nhà trường thông qua việc quán triệt Bộ tiêu chuẩn đến mỗi cán bộ giáo viên của các trường tiểu học
3. Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá của các trường theo bộ tiêu chuẩn
82,5 17,5 0 87 13 0
4. Chỉ đạo đổi mới toàn diện quá trình dạy học của các trường theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn
87,7 12,3 0 84 16 0
5. Chỉ đạo các trường tiểu ho trong công tác bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhà giáo
85,8 14,2 0 71,5 28,5 0
Kết quả thăm dò ý kiến các cán bộ quản lý chủ chốt trường học và cơ quan Sở GD&ĐT, cho thấy các biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng là phù hợp với thực tiễn của các trường tiểu học và rất cấp thiết (100% ý kiến tán thành).
Về tính khả thi của các giải pháp, 100% ý kiến tán thành các biện pháp về bồi dưỡng nhận thức, về chỉ đạo đổi mới toàn diện quá trình dạy học và bồi dưỡng sử dụng đội ngũ nhà giáo. Có một vài ý chưa tán thành về tính khả thi của biện pháp đổi mới quản lý của Sở GD&ĐT.
Tuy tỷ lệ ý kiến không cao (2,3% số ý kiến) song nó bộc lộ một thực tế: khó khăn cho thành công của việc thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường tiểu học thành phố Hải Phòng, có một phần nguyên nhân thuộc về các cấp chỉ đạo. Đó là những vấn đề cần phải quan tâm trong quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường tiểu học
110
của Sở GD&ĐT Hải Phòng, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải phòng:
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan chỉ đạo và các nhà trường
- Đổi mới quản lí của Sở GD& ĐT, Phòng GD& ĐT hướng về cơ sở, tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc quán triệt Bộ tiêu chuẩn đến mỗi cán bộ giáo viên của các trường tiểu học
- Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá của các trường theo Bộ tiêu chuẩn - Chỉ đạo đổi mới toàn diện quá trình dạy học của các trường theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn
- Chỉ đạo các trường tiểu học trong công tác bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhà giáo
111