Kiểm định chất lượng giáo dục ở Đan Mạch

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

1.5.1.Kiểm định chất lượng giáo dục ở Đan Mạch

- Khởi xướng và cơ cấu quản lý

Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Đánh giá giáo dục đại học được chính phủ Đan Mạch thành lập vào năm 1992 và bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm đó. Chính phủ đã khởi xướng một quá trình phân cấp quyền hạn tạo cho các cơ sở đào tạo đại học nhiều quyền tự chủ hơn. Trong bối cảnh việc thành lập trung tâm đánh giá (Evaluation Centre) là cần thiết để phát triển một khung làm việc công bằng, đáng tin cậy và có hệ thống để đánh giá các chương trình giáo dục.

Trung tâm đánh giá được Bộ Giáo dục tài trợ. Về nguyên tắc, trung tâm là một cơ quan độc lập đối với Bộ Giáo dục cũng như đối với các trường và các cơ sở đào tạo.

46 Nhiệm vụ Trung tâm được giao là:

- Đề xuất các quá trình đánh giá giáo dục ở Đan Mạch

- Phát triển các phương pháp phù hợp để đánh giá các chương trình - Cổ vũ và khuyến khích các cơ sở đào tạo trong các lĩnh vực liên quan đến chất lượng và đánh giá;

- Biên soạn những kinh nghiệm trong nước và quốc tế về đánh giá hệ thống giáo dục và phát triển chất lượng.

- Mục tiêu của các hoạt động đánh giá

Với tư cách là một cơ quan độc lập, điều tối quan trọng đối với Trung tâm là phải tìm ra sự cân đối phù hợp giữa mục đích: tự chịu trách nhiệm về

chất lượng và cải tiến chất lượng. Nhìn từ quan điểm của Trung tâm thì hai

quan niệm này không mâu thuẫn nhau mà có thể được ứng dụng trong hệ thống đánh giá.

Có những điểm lợi rõ ràng của cách đánh giá chất lượng có đánh giá từ bên ngoài. Một số khía cạnh chủ chốt trong việc đánh giá chất lượng là:

tính vô tư, uy tín, thẩm quyền, toàn diện, nhất quán và rõ ràng. Nguyên nhân

dẫn đến thành công thường là sự tin tưởng, sự hiểu biết và quan tâm của các cơ sở đào tạo và của cả Trung tâm đánh giá.

Có thể có ai đó hoài nghi rằng một loạt những đánh giá được tiến hành tốt không giúp ích gì cho khái niệm đánh giá có hệ thống. Chứng cớ của sự thành công sẽ tác động tới hoạt động tiếp theo lâu bền tạo cơ sở cho việc cải tiến chất lượng. Do đó, cần có cơ sở quy trình và phương pháp đánh giá phải kích thích được các trường, hướng họ tới việc tự nguyện thực hiện qui trình này.

- Các yếu tố chính của quy trình đánh giá

Những đặc điểm chính của khung chuẩn đã được nhiều dự án tuân theo thực hiện. Phương pháp này gồm những yếu tố sau:

47 - Bổ nhiệm ban điều hành;

- Tự đánh giá do nhóm tự đánh giá tiến hành; - Đi thăm các cơ sở đào tạo có liên quan

- Điều tra trong những người sử dụng sản phẩm giáo dục: học sinh; sinh viên… và người sử dụng sản phẩm của giáo dục

- Hội nghị

- Báo cáo tổng kết của ban điều hành

Nhìn chung một đợt đánh giá gồm năm giai đoạn

Giai đoạn 1: Tổ chức, lập kế hoạch đánh giá Giai đoạn 2: Tự đánh giá

Giai đoạn 3: Điều tra khảo sát Giai đoạn 4: Thăm trường Giai đoạn 5: Báo cáo tổng kết

- Những lĩnh vực chính cần đánh giá

Mục tiêu của các chương trình học tập, tình hình cụ thể của trường có mô tả về nguồn tài chính, phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ, cấu trúc của chương trình học tập, chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)