- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
47 Bổ nhiệm ban điều hành;
- Bổ nhiệm ban điều hành;
- Tự đánh giá do nhóm tự đánh giá tiến hành; - Đi thăm các cơ sở đào tạo có liên quan
- Điều tra trong những người sử dụng sản phẩm giáo dục: học sinh; sinh viên… và người sử dụng sản phẩm của giáo dục
- Hội nghị
- Báo cáo tổng kết của ban điều hành
Nhìn chung một đợt đánh giá gồm năm giai đoạn
Giai đoạn 1: Tổ chức, lập kế hoạch đánh giá Giai đoạn 2: Tự đánh giá
Giai đoạn 3: Điều tra khảo sát Giai đoạn 4: Thăm trường Giai đoạn 5: Báo cáo tổng kết
- Những lĩnh vực chính cần đánh giá
Mục tiêu của các chương trình học tập, tình hình cụ thể của trường có mô tả về nguồn tài chính, phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ, cấu trúc của chương trình học tập, chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, sinh viên.
1.5.2. Kiểm định chất lượng giáo dục ở Phần Lan
Hội đồng đánh giá giáo dục được chính phủ Phần Lan thành lập vào cuối năm 1995 và bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 1996.
Ngân sách hoạt động do các cơ sở trường tham gia đóng góp và là cơ quan độc lập với Bộ giáo dục.
- Phạm vi và mức độ đánh giá Nội dung đánh giá gồm:
+ Hội đồng tổ chức đánh giá công tác liên quan tới chất lượng và cơ sở tự đánh giá;
48
+ Ngoài ra, Hội đồng còn cung cấp các dịch vụ cố vấn và tư vấn trong việc thực thi các đợt đánh giá;
- Phát triển phương pháp đánh giá;
- Truyền bá những kinh nghiệm hay của quốc tế và của Phần Lan đến các trường và Bộ giáo dục.
+ Mục tiêu của đánh giá
Chủ yếu nhằm mục đích cải tiến và chuyền bá những kinh nghiệm hay, ngoài ra Hội đồng đánh giá giáo dục còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá liên tục, xử lí các kết quả đánh giá và xem đó là yếu tố quyết định sự thành công của công tác đánh giá.
+ Các yếu tố chính của hoạt động đánh giá
Nhìn chung những đợt đánh giá có từ năm đến bảy giai đoạn và bao gồm những giai đoạn tiến hành sau:
- Chuẩn bị đánh giá (đôi khi do một ban trù bị thực hiện độc lập) - Bổ nhiệm ban điều hành;
- Điều tra bổ sung hay phân tích tài liệu của một số dự án đánh giá - Bổ nhiệm nhóm đánh giá ngoài
- Tự đánh giá do trường chuẩn bị
- Một chuyến thăm làm việc với cơ sở đào tạo do đội ngũ đánh giá ngoài thực hiện
- Báo cáo tổng kết của nhóm đánh giá ngoài - Hoạt động đánh giá
+ Các khía cạnh đánh giá - Mục tiêu và mục đích;
- Nội dung chương trình đào tạo
- Các nguồn lực (thư việt, phòng thí nghiệm, công nghệ thông tin và các cơ sở vật chất khác);