- Nội dung và cách thựchiện biện pháp
3.2.3. Chỉ đạo thựchiện tự đánh giá của các trường theo bộ tiêu chuẩn và chỉ đạo công tác đánh giá ngoài với các trường
chuẩn và chỉ đạo công tác đánh giá ngoài với các trường
* Mục đích của biện pháp
Thu thập các minh chứng về thực trạng của các trường tiểu học qua tự đánh giá của các trường theo bộ tiêu chuẩn
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp
* /Với công tác tự đánh giá
Trên cơ sở có Bộ tiệu chuẩn đã được phổ biến đến đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên các trường, Sở GD&ĐT, chỉ đạo các trường thực hiện tự đánh giá theo các bước:
1/ Lập kế hoạch tự đánh giá cho các trường
Kế hoạch tự đánh giá cho các trường tiểu học bao gồm các nội dung: + Mục tiêu của tự đánh giá
+ Nội dung và cách thức tiến hành tự đánh giá + Thời gian các trường tự đánh giá
+ Hướng dẫn viết báo cáo kết quả tự đánh gía
2/ Phê duyệt kế hoạch và giám sát kế hoạch tự đánh giá của các trường
+ Căn cứ vào kế hoạch chung, các trường lập kế hoạch tự đánh giá và báo cáo Phòng GD& ĐT, Sở GD&ĐT.
+ Bộ phận chức năng và cán bộ chuyên trách xem xét kế hoạch tự đánh giá của từng trường và khuyến nghị những điều chỉnh với kế hoạch của từng trường
+ Các trường hoàn thiện kế hoạch và trình phê duyệt
+ Giám sát việc thực hiện kế hoạch tự đánh giá của các trường 3/ Phân tích kết quả tự đánh giá của các trường
Sau khi các trường tự đánh giá, phải có văn bản báo cáo kết quả tự đánh giá của nhà trường trình Phòng GD& ĐT, Sở GD&ĐT. Căn cứ vào văn
94
bản báo cáo kết quả của các trường, việc phân xử lí kết quả tự đánh gía của các trường do bộ phận chức năng của Sở GD&ĐT bao gồm các nội dung:
+ Phân loại kết quả tự đánh giá theo các mức độ qui định để xác định các nhóm trường cùng mức độ tự đánh giá. Đây là cơ sở để kiểm định so sánh giữa các nhóm trường khi Sở GD&ĐT thực hiện đánh giá ngoài với các trường.
+ Xác định những lĩnh vực và những tiêu chí của từng lĩnh vực có điểm tự đánh giá cao.
+ Xác định những lĩnh vực và những tiêu chí của từng lĩnh vực có điểm tự đánh giá thấp.
Những nội dung trên là cơ sở để Sở GD&ĐT có đánh giá khái quát về các lĩnh vực đảm bảo chất lượng của các trường, từ đó có cơ sở chỉ đạo các trường thực hiện những thay đổi cần thiết đối với từng lĩnh vực.
Kết quả tự đánh giá của các trường chỉ được xác định như một minh chứng về chất lượng giáo dục của nhà trường. Độ tin cậy của các minh chứng này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tổ chức tự đánh giá của các trường được thực hiện như thế nào. Do vậy, để biện pháp này được thực hiện có hiệu quả, cần tuân thủ các yêu cầu:
+ Tất cả cán bộ quản lí các trường đều được tập huấn về công tác tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đã được công bố.
+ Tất cả giáo viên, nhân viên của các trường đều được phổ biến những yêu cầu, nội dung cơ bản về công tác tự đánh giá. Đặc biệt là nội dung của bộ tiêu chuẩn.
+ Đảm bảo mỗi trường có một cán bộ chịu trách nhiệm chính về công tác tự đánh giá và có nhóm công tác tự đánh giá của trường.
*/ Với công tác đánh giá ngoài
Quá trình đánh giá ngoài được thực hiện theo năm giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Thành lập nhóm chuyên gia đánh giá ngoài
95
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập nhóm chuyên gia đánh giá ngoài, bao gồm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Các chuyên gia này đều có kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời đã được đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục hoặc tham gia các khoá tập huấn thực hiện đánh giá ngoài.
- Giai đoạn 2: Khảo sát sơ bộ các trường
Đoàn chuyên gia sẽ thực hiện khảo sát sơ bộ các trường tiểu học trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Mục đích của khảo sát sơ bộ là:
1/ Giới thiệu qui trình thực hiện đánh giá ngoài
2/ Lập thời gian biểu và nội dung chương trình làm việc cho đợt khảo sát chính thức, trong đó nêu cụ thể thành viên nào của trường mà đoàn chuyên gia đánh giá ngoài muốn làm việc.
3/ Thống nhất về thời gian đoàn chuyên gia có thể đến trường khảo sát.
Trong giai đoạn này, các trường tiểu học cần được hướng dẫn cụ thể các nội dung như sau:
- Mỗi trường đảm bảo có một đại diện của trường (được gọi là trưởng ban thư kí) chịu trách nhiệm hỗ trợ đoàn chuyên gia đánh giá ngoài trong toàn bộ quá trình làm việc tại trường.
Trưởng ban thư kí (người của trường tiểu học) phải đáp ứng các yêu cầu:
+ Hiểu rõ về nhà trường của mình
+ Có quyền quyết định, có uy tín và ảnh hưởng tới việc lập và thay đổi lịch làm việc.
+ Nhiệt huyết với công việc của trường + Quan tâm tới công tác kiểm định
96
- Mỗi trường tiểu học phải cử một cán bộ chuẩn bị hồ sơ tự đánh giá của trường để cung cấp cho đoàn chuyên gia đánh giá ngoài.
Cán bộ phụ trách công tác chuẩn bị của trường có những trách nhiệm sau:
+ Phối hợp với đại diện của nhóm chuyên gia trong việc lên kế hoạch làm việc với trường và mời đại biểu tham gia các cuộc họp trong thời gian đoàn chuyên gia làm việc tại trường.
+ Gửi thông báo với tất cả các đại biểu của trường tham gia làm việc với đoàn chuyên gia.
+ Cung cấp lịch làm việc của đoàn chuyên gia với tất cả các bộ phận và cá nhân có liên quan trong trường
+ Phổ biến đến các bộ phận và cá nhân rằng đoàn chuyên gia sẽ thực hiện đánh giá tại trường sau khi đã phân tích chi tiết hồ sơ tự đánh giá mà nhà trường cung cấp. Mục đích của việc đánh giá là kiểm định kết quả tự đánh giá của trường.
+ Chuẩn bị các tài liệu liên quan, lập danh sách tài liệu và đặt sẵn trên bàn trong phòng họp.
+ Họp với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài theo đúng lịch trình trong kế hoạch.
+ Ấn định thời gian họp giữa Trưởng đoàn đánh giá và Hiệu trưởng nhà trường có sự tham khảo trước ý kiến của trưởng đoàn đánh giá.
- Giai đoạn 3: Đánh giá ngoài chính thức
Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài có số lượng từ 5 đến 7 thành viên, sẽ thực hiện đánh giá ngoài tại mỗi trường tiểu học từ 1,5 đến 3 ngày. Lịch làm việc chung trong thời gian này phải được phổ biến đến tất cả các cá nhân và bộ phận có liên quan.
Hình thức của lịch làm việc có thể trình bày như bảng 3.1 dưới đây.
97 Ngày/giờ
làm việc
Nội dung thời lượng của
buổi làm việc Ngày thứ nhất
0800
Họp giữa các chuyên gia và Trưởng ban thư kí....
1/2 giờ
0830 - 0930 Họp với Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng
1 giờ
... ... ...
Quá trình khảo sát chính thức của đoàn chuyên gia tại trường tiểu học là thực hiện các mục tiêu:
1/ Tiếp xúc trực tiếp
Việc tiếp xúc trực tiếp với các cá nhân và bộ phận trong trường là công tác thu thập thông tin hiệu quả để hiểu hơn về trường cũng như kiểm tra chéo với những thông tin trong báo cáo tự đánh giá. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thu thập nhiều thông tin hơn nữa về các vấn đề liên quan đến đánh giá trường. Việc gặp gỡ trao đổi của các nhóm với các thành viên trong trường như lãnh đạo, cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cán bộ hành chính...cũng như các thành viên ngoài trường như phụ huynh học sinh, học sinh đã tốt nghiệp...giúp bổ sung thông tin hỗ trợ quá trình tự đánh giá.
Nhóm đánh giá coi các thông tin thu thập được thông qua tiếp xúc trực tiếp là rất quan trọng. Ở một số trường, rất có thể sẽ có hiện tượng một vài cá nhân có thái độ không hợp tác với nhóm chuyên gia nhưng vấn đề này không ảnh hưởng đến việc nhóm đánh giá đưa ra các đánh giá khách quan.
Nhóm đánh giá không được thiên vị hay có sự bất đồng ý kiến. Những ấn tượng hay suy luận sẽ được kiểm tra bằng các tài liệu minh chứng.
98
Nhóm đánh giá tìm kiếm các minh chứng để chứng minh đánh giá của mình đặc biệt là các vấn đề được nêu trong báo cáo tự đánh giá. Bất cứ thông tin nào thu thập được từ các nguồn khác nhau như gặp gỡ trao đổi với học sinh, giáo viên... dù tích cực hay tiêu cực đều phải được tiến hành kiểm tra chéo. Không được coi những gì nghe được, những lời đồn đại hay thành kiến là sự thực.
3/ Khảo sát cơ sở vật chất
Bên cạnh gặp gỡ tiếp xúc và thẩm định tài liệu, việc khảo sát cơ sở vật chất (như phòng học, phòng thí nghiệm, thư viên...) là một phần tất yếu trong công tác khảo sát đánh giá vì chỉ có trực tiếp khảo sát và tiếp xúc với nhân viên ở đây mới có thể hiểu rõ môi trường dạy học của giáo viên và học sinh. Rất nhiều thông tin được nêu trong báo cáo tự đánh giá chỉ thực sự chính xác thông qua khảo sát cơ sở vật chất liên quan.
Tất nhiên, các trường cũng cần hiểu rằng không nhất thiết phải khảo sát toàn bộ cơ sở vật chất có trong trường và nhóm đánh giá chỉ khảo sát những nơi quan trọng nhất và khác biệt nhất của trường.
- Giai đoạn 4: Hoàn thành báo cáo
Mỗi nhóm chuyên gia đánh giá ngoài phải chịu trách nhiệm viết báo cáo về từng trường đã tham gia. Trong báo cáo cần phân tích rõ trường đăng kí kiểm định đã đạt được những điều kiện nào trong các yêu cầu được xác định theo Bộ tiêu chuẩn.
Sau đó, mỗi nhóm chuyên gia cần thảo luận lại báo cáo này với các trường đã thực hiện đánh giá nhằm đảm bảo độ chính xác về mặt số liệu và hoàn thành báo cáo để trình lên Sở GD&ĐT.
- Giai đoạn 5: Trình báo cáo tổng kết lên Sở GD&ĐT
Sau khi hoàn thành báo cáo đánh giá ngoài với các trường tiểu học, Đoàn chuyên gia có trách nhiệm trình báo cáo tổng kết lên Sở GD&ĐT.
99