Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan chỉ

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 89)

. Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất

3.2.1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan chỉ

82 2 Chỉ đạo thực hiện

3.2.1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan chỉ

định chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan chỉ đạo và các nhà trường

* Mục đích của biện pháp

Làm cho các cán bộ quản lí và đội ngũ nhà giáo nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Nhận thức có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người. Có nhận thức đúng, hoạt động của con người mới đi đúng hướng. Đối với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cũng vậy, chỉ khi nào cán bộ

88

quản lý giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, các Phòng GD&ĐT và lãnh đạo các trường tiểu học nhận thức được vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục trong giáo dục thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

* Nội dung và cách thực hiện

Để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục của sở, phòng và lãnh đạo các trường tiểu học về vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục cần phải tiến hành những biện pháp sau:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các cán bộ quản lý của Sở, Phòng, các cán bộ quản lý các trường tiểu học và giáo viên về vị trí, vai trò, mục đích và nhiệm vụ của công tác kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng khi đất nước đang hội nhập mạnh mẽ.

+ Thông qua các văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo, của Sở giáo dục và Đào tạo về kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học nhằm:

Tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò, mục đích và nhiệm vụ của công tác kiểm định chất lượng giáo dục, trách nhiệm, quyền hạn của kiểm định viên và của các trường tiểu học khi tiến hành kiểm định.

Kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học để giúp cho các trường đánh giá được đúng về thực lực của trường mình, giúp lãnh đạo nhà trường tìm ra những thế mạnh để phát huy và khắc phục những yếu kém, sai sót để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu của xã hội.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải phòng tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm định chất lượng giáo dục thông qua các hình thức:

89

Tổ chức phổ biến các nội dung của kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ của Sở, Phòng, lãnh đạo các trường tiểu học thuộc phạm vi quản lý. Người làm công tác tuyên truyền là những kiểm định viên có kinh nghiệm của Sở thuộc thành phần xây dựng Bộ tiêu chuẩn hoặc mời các chuyên gia về kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ.

Sau khi đã được Sở phổ biến về kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệu trưởng và lãnh đạo nhà trường thực hiện tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên trong trường về nội dung cũng như tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục trong những buổi họp hội đồng.

Đoàn kiểm định cùng kiểm định viên khi đi kiểm định chất lượng giáo dục cần kết hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học.

- Tổ chức các lớp tập huấn về kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ, kiểm định viên và lãnh đạo các trường tiểu học.

- Kiểm định chất lượng giáo dục là công việc rất phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi việc kiểm định phải thể hiện trên tinh thần trung thực và khách quan. Vì thế, đối với cán bộ quản lý của Sở giáo dục, Phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường tiểu học phải là người có nhận thức đầy đủ và đúng đắn nhất về công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Để nhận thức của những người này được nâng cao, Sở cần tổ chức tập huấn cho họ về những vấn đề sau:

+ Các quan điểm, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

+ Nội dung của vấn đề đổi mới quản lý và nội dung của công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

+ Các yêu cầu cụ thể đối với kiểm định viên và công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

90

+ Tập huấn về việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định chât lượng giáo dục trong kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học.

Các hình thức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức như sau:

+ Sở giáo dục sử dụng đội ngũ cán bộ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn tổ chức bồi dưỡng cho tất cả cán bộ quản lý, kiểm định viên trong phạm vi quản lý của mình.

Khuyến khích cán bộ quản lý và kiểm định viên tự nghiên cứu tài liệu, sách báo để tìm hiểu bổ sung nhận thức.

- Kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của cán bộ quản lý cấp Sở, cấp phòng, lãnh đạo các trường tiểu học, kiểm định viên để có kế hoạch bồi dưỡng và cập nhật thông tin cho đội ngũ về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và kiểm định viên được thực hiện dưới các hình thức sau:

+ Qua các bản thu hoạch của họ sau các đợt tập huấn. + Trao đổi với các đối tượng trong các đợt kiểm định.

Để thực hiện tốt biện pháp này lãnh đạo Sở cần quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức của của các cán bộ cấp dưới, đào tạo đội ngũ nòng cốt làm tuyên truyền viên và có đủ tài liệu để tập huấn nâng cao nhận thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 89)