- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
1.4.2. Tổ chức thựchiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học
trường tiểu học
Khi đã chỉ đạo lập xong kế hoạch kiểm định, cần phải chỉ đạo chuyển hoá những ý tưởng khá trừu tượng thành hiện thực. Việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm định là phương thức hiện thực hóa các mục tiêu của kiểm định. Chỉ đạo sự phối kết hợp các bộ phận trong thực hiện kế hoạch kiểm định bao gồm các nội dung:
- Hình thành ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học của Sở GD& ĐT, Phòng GD&ĐT. Ban chỉ đạo có thể là Ban kiểm định chất lượng của Sở, Phòng nhưng cũng có thể là Ban chỉ đạo Lâm thời tùy theo loại kế hoạch kiểm định được triển khai. Kinh nghiệm cho thấy, sự tham gia của đại diện các bộ phận trong Ban chỉ đạo có tác dụng rất lớn khi kế hoạch kiểm định được thực thi tại cơ sở.
- Xác lập cơ chế phối kết hợp một cách tường minh với trách nhiệm cụ thể giữa các bộ phận.
Trên cơ sở phân tích kế hoạch và các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài có ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện kế hoạch, sẽ xác định những đặc
42
trưng cơ bản nhất của cơ cấu phối kết hợp. Để xác định các đặc trưng này, cần phải trả lời những câu hỏi như:
+ Những nhiệm vụ phức tạp sẽ được phân chia thành các công việc riêng biệt đến mức độ nào? Ở đây sẽ phải giải quyết mối quan hệ đối trọng giữa lợi thế làm tăng năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo với khả năng tạo ra sự trì trệ, ngăn cản sáng tạo của chuyên môn hoá cao. Quyết định về mức độ chuyên môn hoá sẽ ảnh hưởng đến việc xác định và phân loại danh mục hoạt động cần thực hiện trong quá trình phối kết hợp.
+ Sẽ sử dụng mô hình nào để hợp nhóm công việc thành các bộ phận của Bộ phận thực hiện kiểm định?
+ Sẽ sử dụng mô hình nào để phân chia quyền hạn trong Ban chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định?
+ Thẩm quyền ra các quyết định nằm ở đâu? Điều này sẽ ảnh hưởng đến số lượng các cấp quản lý trong hệ thống thứ bậc.
+ Sẽ sử dụng cơ chế phối hợp nào?