Tầm quan trọng của việc kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 33)

- Chất lượng của cơ sở giáo dục(mô hình C.I.P.O)

1.3.2.Tầm quan trọng của việc kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học

1.3.2. Tầm quan trọng của việc kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học học

Kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học có vai trò quan trọng được khái quát như các luận điểm dưới đây:

- Các tiêu chuẩn KĐCLGD là căn cứ để các trường tiểu học xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.

Thông thường vào mỗi dịp đầu năm học mới, Bộ giáo dục và Đào tạo có triển khai nhiệm vụ năm học cho tất cả các nhà trường tiểu học trong toàn quốc. Nhưng những văn bản chỉ đạo của Bộ chủ yếu đề cập đến vấn đề đường lối, mục tiêu nói chung cho toàn quốc, chưa cụ thể hoá cho từng Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố và các nhà trường. Bởi lẽ hệ thống các nhà trường phổ thông của Việt Nam tuy thống nhất về mặt tổ chức, cấu trúc, mục tiêu giáo dục….nhưng đối với các tỉnh ,thành phố khác nhau thì khác nhau về các điều kiện giáo dục; cho nên khó có thể xây dựng được bộ tiêu chuẩn KĐCLGD dùng chung trong toàn quốc. Vì vậy các tiêu chuẩn KĐCLGD trường tiểu học của Hải Phòng sẽ giúp các nhà trường trong Thành phố cụ thể hoá nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trở thành những hoạt động cụ thể của một nhà trường trong suốt cả năm học và những năm tiếp theo. Điều này đặt ra cho bộ tiêu chuẩn KĐCLGD trường tiểu học thành phố Hải Phòng phải đề cập tới tất cả những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục ở các nhà trường, phải phù hợp với các văn bản quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, phù hợp với thực tế của Hải Phòng và có vai trò định hướng sự phát triển giáo dục ở các nhà trường.

32

Các tiêu chuẩn KĐCLGD là hệ thống các chuẩn mực đòi hỏi các nhà trường phải phấn đấu để đạt được. Cho nên các tiêu chuẩn KĐCLGD là mục đích để các nhà trường phấn đấu. Để đạt được mục đích này, các nhà trường buộc phải tìm cách phát huy tối đa các nguồn lực, như: Nguồn lực bên trong, bên ngoài nhà trường; các trường phải xây dựng kế hoạch, xây dựng nhiệm vụ khả thi và tổ chức thực hiện. Việc đạt được mục đích hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng những yếu tố quan trọng nhất đó là yếu tố con người, sự hoạt động của BGH, hoạt động của đội ngũ cán bộ giáo viên và sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền. Đây là cơ sở để nhà trường tạo ra các nét văn hoá riêng đặc trưng trong mỗi nhà trường.

- KĐCLGD là cơ hội để các nhà trường tự đánh giá, tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Tự đánh giá ở nhà trường Tiểu học là quá trình nhà trường dựa vào các chuẩn mực quy định trong bộ tiêu chuẩn KĐCLGD để tự tổ chức rà soát đối chiếu, từ đó đưa ra những kết luận về thực trạng nhà truờng, rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, quá trình quản lí và giảng dạy…. Những thông tin thu thập được từ quá trình tự đánh giá cần được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác. Cần có một đội ngũ để thu thập thông tin; những thông tin thu được ngoài việc phục vụ cho quá trình tự đánh giá để mô tả tình trạng của nhà trường, giúp cho những người quan tâm nắm bắt được chất lượng giáo dục của nhà trường, điều quan trọng là những thông tin này là cơ sở để nhà trường phát huy những điểm mạnh và tìm giải pháp khắc phục những điểm yếu , giúp trường thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

- Thực hiện KĐCLGD sẽ giúp Sở GD & ĐT quản lý tốt chất lượng giáo dục theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục

Trong hoạt động quản lý của Sở GD & ĐT, khi nhìn nhận một trường tiểu học hoặc đánh giá tổng thể chất lượng giáo dục của toàn Ngành, Sở phải

33

dựa vào các chỉ số giáo dục để đánh giá. Điều này dẫn đến việc Sở GD&ĐT phải có những chuẩn mực dùng để đánh giá các nhà trường, các chuẩn mực phải được sắp xếp, thống kê theo một hệ thống khoa học để làm công cụ cho việc đánh giá. Nhìn nhận một cách đúng mức, hiện nay bộ công cụ của Sở dùng để đánh giá các nhà trường còn nhiều bất cập, các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng giáo dục chưa được chỉ ra rõ ràng và chưa được sắp xếp một cách khoa học,việc sử dụng các lực lượng để đánh giá chưa hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả trong công tác đánh giá. Cho nên muốn quản lý hiệu quả, điều quan trọng là trong qui trình quản lý, Sở GD & ĐT cần chỉ rõ các chỉ số giáo dục cơ bản, cố gắng lượng hoá cụ thể các chỉ số này để thuận tiện trong tổng hợp đánh giá. Dựa vào việc thực hiện các chỉ số giáo dục của các nhà trường, Sở sẽ nhìn nhận được bức tranh tổng thể chất lượng giáo dục của từng nhà trường và của toàn Ngành chính xác hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều chỉnh các hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 33)